Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tầm soát ung thư

Nura - Trung tâm tầm soát sức khỏe công nghệ cao đầu tiên tại Đông Nam Á, đã và đang tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực y tế dự phòng. Với mô hình tầm soát sức khỏe tiên tiến ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), Nura đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng về chăm sóc sức khỏe chủ động.

Chú thích ảnh
Nura đơn vị tiên phong ứng dụng AI và Big Data trong tầm soát sức khỏe. Ảnh: Nura

Là đơn vị tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) trong tầm soát sức khỏe, Nura không chỉ phát hiện sớm 14 loại ung thư và 22 bệnh lý lối sống, mà còn tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng.

Về chính xác, tích hợp công nghệ AI của Fujifilm, Nura phát hiện tổn thương siêu nhỏ từ 1mm - những dấu hiệu mà mắt thường khó nhận ra. Hệ thống AI hỗ trợ bác sĩ phân tích dữ liệu nhanh chóng và giảm tối đa sai sót, mang đến kết quả chuẩn xác theo tiêu chuẩn Nhật Bản.

Về an toàn, Nura sử dụng công nghệ chụp cắt lớp với liều tia X giảm đến 97%, đảm bảo an toàn tối đa cho khách hàng trong quá trình tầm soát. Điều này giúp tầm soát sức khỏe trở thành lựa chọn phù hợp cho mọi độ tuổi và tình trạng sức khỏe.

Về thuận tiện, chỉ trong 120 phút, khách hàng có thể hoàn thành quá trình tầm soát toàn diện, từ lấy mẫu máu, chụp CT, đến nhận kết quả và tư vấn sức khỏe. Quy trình nhanh chóng, chuyên nghiệp giúp tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Tại Việt Nam, số ca mắc mới ung thư đạt khoảng 180.400 ca mỗi năm, trong đó 73,5% phát hiện ở giai đoạn muộn, dẫn đến tỉ lệ tử vong cao (theo Globocan 2020). Trái lại, tại Nhật Bản, nhờ thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ, tỉ lệ sống sau 5 năm khi phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm đạt 75 - 96%.

Những chính sách riêng của Nura như trả góp lãi suất 0% trong vòng 1 năm (mỗi ngày chưa tới 1$) cho tới tặng bảo hiểm ung thư giúp cho Nura trở thành lá chắn bệnh hiểm nghèo mà cộng đồng ai cũng cần, nhất là khi bước qua tuổi 30.

Nura mang mô hình tầm soát từ Nhật Bản về Việt Nam với mong muốn nâng cao nhận thức về y tế dự phòng và góp phần giảm áp lực lên hệ thống y tế tuyến cuối. Tầm soát chủ động không chỉ giúp phát hiện sớm bệnh lý, mà còn giảm chi phí điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

Sau 6 tháng hoạt động tại Việt Nam, Nura đã đạt được những thành tựu ấn tượng. Tỷ lệ phát hiện bất thường với 66% khách hàng tưởng chừng khỏe mạnh nhưng phát hiện các dấu hiệu bệnh lý tiềm ẩn.

Phát hiện sớm: 37% bất thường về phổi; 26% bất thường về mạch vành, tim; 19% bất thường về thận; 11% bất thường về vú.

Đến nay, Nura đã đón tiếp gần 5000 lượt khách hàng từ khắp cả nước. Những con số này cho thấy sức mạnh của tầm soát sức khỏe chủ động và sự cần thiết của mô hình y tế dự phòng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống.

PV/Báo Tin tức
NAPAS, Mastercard và Payoo trao 2.010 suất tầm soát ung thư và hỗ trợ phụ nữ khó khăn
NAPAS, Mastercard và Payoo trao 2.010 suất tầm soát ung thư và hỗ trợ phụ nữ khó khăn

Ngày 19/10, NAPAS, Mastercard và Payoo phối hợp tổ chức lễ trao tặng 2.010 suất tầm soát ung thư miễn phí cho phụ nữ yếu thế tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “Chạm sẻ chia, trao hy vọng”, hướng đến việc nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm soát ung thư và hỗ trợ những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN