Ảnh hưởng của bệnh tim mạch đến chi phí tài chính ở 8 nền kinh tế châu Á

Mới đây, Amgen và Đơn vị dự báo kinh tế (The Economist Intelligence Unit – EIU) đã công bố bản báo cáo có tiêu đề “The Cost of Silence: Cardiovascular disease in Asia.” (tạm dịch: Cái giá của sự im lặng: Bệnh tim mạch ở châu Á) do EIU thực hiện và được Amgen tài trợ. Theo đó, trong 8 nền kinh tế ở châu Á được điều tra, tổng chi phí điều trị bệnh tim và hiện tượng đột quỵ (do 4 yếu tố chính tác động đến là hút thuốc lá, cao huyết áp, tình trạng béo phì và mức cholesterol trong máu cao) lên tới 53 tỷ USD.

Bản báo cáo được thực hiện trên cơ sở điều tra, khảo sát tại 8 nền kinh tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore và Thái Lan. Cuộc thảo luận bàn tròn về bản báo cáo này đã được thực hiện với sự tham gia của hai nhân vật chính là bà Penny Wan, Phó chủ tịch khu vực và Tổng giám đốc Amgen Khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản và bà Rashmi Dalai, Biên tập viên chính điều hành của The Economist Intelligence Unit.

Bà Penny Wan, Phó chủ tịch khu vực và Tổng giám đốc Amgen Khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản (trong ảnh bên trái) và bà Rashmi Dalai, Biên tập viên chính điều hành của The Economist Intelligence Unit (bên phải) tại buổi lễ giới thiệu tài liệu có tựa đề: Cái giá của sự im lặng: Bệnh tim mạch ở châu Á.

Các nhân tố nguy cơ “âm thầm” – mức cholesterol trong máu cao và tình trạng huyết áp cao – đã khiến các chính phủ và cơ quan liên quan đến bảo vệ sức khỏe tiêu tốn hàng tỷ USD mỗi năm. Thách thức lớn nhất với các nhân tốnguy cơ “âm thầm” là các cá nhân thường có rất ít kiến thức vềcác nguy cơ cho đến khi các triệu chứng trở nên rõ ràng và các bệnh đã tiến triển đến mức độ khá nặng.

Bên cạnh đó, các nguy cơ của bệnh tim mạch, một thuật ngữ chung để chỉ các điều kiện ảnh hưởng xấu đến tim hay các mạch máu thường xuất hiện nhiều hơn ở những người cao tuổi, kết quả là, các nước có tỷ lệ dân sốgià cao thì phải đối mặt với các thách thức lớn hơn. Đây chính là vấn đềlớn ở châu Á, khi tỷ lệ dân sốgià đang có xu hướng tăng mạnh, cụ thể vào năm 2016, có khoảng 12,4% dân sốở châu Á ở độ tuổi từ 60 trở lên (theo UN ESCAP, Ageing in Asia and The Pacific: Overview, 2017). Tỷ lệ này dự kiến sẽ tăng tới hơn 25% vào năm 2050 (theo UN ESCAP, Ageing in Asia and The Pacific: Overview, 2017). Vậy các nước trong khu vực phải đối phó thếnào với các ảnh hưởng vềkinh tếvà con người từ gánh nặng của căn bệnh này? Ví dụ, tỷ lệ tái phát đối với người mắc bệnh tim mạch là rất cao. Cần phải ưu tiên các nhóm có nguy cơ cao (có chi phí điều trị cao) thì mới có cách quản lý chi phí điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây ra tử vong hàng đầu trên toàn thếgiới và dự đoán có khoảng 50% các trường hợp bệnh tim mạch được phát hiện ở châu Á (theo Ohira, Tetsuya & Iso, Hiroyasu. (2013). Cardiovascular Disease Epidemiology in Asia – An Overview – Circulation journal: official journal of the Japanese Circulation Society. 77. 10.1253/circj.CJ-13-0702). Các gánh năng vềkinh tếcủa những điều kiện này tăng một cách nhanh chóng như những phát hiện được nêu trong bản báo cáo:

Chi phí cho điều trị các bệnh tim mạch và đột quỵ ở Nhật Bản là 24,3 tỷ USD và ở Trung Quốc là 21,7 tỷ USD, cao nhất trong số8 thị trường được khảo sát.

Theo các số liệu thống kê mới nhất của Tổ chức Y tếthếgiới (WHO) vào năm 2016, Trung Quốc có tỷ lệ người bị đột quỵ cao nhất 403 trường hợp/100.000 người. Tiếp theo là Nhật Bản (với tỷ lệ người bị đột quỵ là 396/100.000 người) và Hồng Kông (365 trường hợp/1000.000 người)

Bênh nhân bị bệnh tim mạch ở châu Á thường phải nằm viện từ 5 ngày cho đến 12,5 ngày , với tỷ lệ từ 3% đến 15% phải nhập viện lại trong vòng 30 ngày.

Tình trạng về hưu sớm và bị tai biến do bệnh tim mạch gây ra đã gây sức ép và ảnh hưởng xấu đến ngân sách quốc gia.

Hiện tượng cao huyết áp là nhân tốnguy cơ khiến chi phí điều trị tốn kếm nhất với mức dự đoán khoảng 18 tỷ USD mỗi năm. Trong sốcác nguy cơ khác thì tình trạng cholesterol cũng vào khoảng 15 tỷ USD mỗi năm.

Ngoài ra, bản báo cáo còn chỉ ra một thực tếlà sự thiếu hiểu biết và việc chưa ý thức đầy đủ vềcác nguy cơ và triệu chứng của bệnh tim mạch, một vấn đềcó các hậu quả vềsức khỏe và kinh tếnghiêm trọng. Nguy cơ từ chính sự chưa ý thức đầy đủ và thiếu thông tin vềbệnh tim mạch đã khiến các bệnh nhân đưa ra các quyết định sai lầm, chẳng hạn như là tự ý ngừng uống thuốc, ngừng điều trị…

Các hậu quả của việc chưa ý thức đầy đủ vềcác nguy cơ và triệu chứng của bệnh tim mạch cũng được phản ánh qua việc bệnh nhân không tuân thủ theo các bước điều trị bệnh tim mạch ở giai đoạn đầu. Nếu các triệu chứng ban đầu được giải quyết cẩn thận, thì các điều trị tiếp theo sẽ dễ dàng hơn và đỡ tốn kém hơn.

Bà Penny Wan, Phó chủ tịch khu vực và Tổng giám đốc Amgen Khu vực châu Á- Thái Bình Dương và Nhật Bản giải thích thêm: “Amgen là công ty dược phẩm sinh học hàng đầu thếgiới luôn cần hiểu rõ tình trạng chăm sóc sức khỏe và xu hướng nhân khẩu học ở châu Á để phục vụ bệnh nhân được tốt hơn. Ở châu Á, tỷ lệ người già tăng nhanh đang gây sức ép đến các nền kinh tếvà làm tăng nhanh các yếu tố nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim mạch. Mục tiêu của chúng tôi là tìm ra các thuốc mới góp phần điều trị hiệu quả giúp cho người dân sống khỏe hơn, lâu hơn. Nhưng, như chúng ta đã thấy qua các phát hiện của bản báo cáo, là cần phải tuyên truyền, quảng bá nhiều hơn nữa để người dân hiểu rõ được các nguy cơ của bệnh tim mạch, từ đó họ sẽ tích cực hơn trong việc điều trị bệnh hoặc điều trị ngay từ giai đoạn đầu trước khi trở nên quá muộn”.

Phát biểu tại cuộc thảo luận bàn tròn, ông Rohan Greenland, Chủ tịch của Mạng lưới tim khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APHN) nhận định: “Người dân ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở quy mô rất lớn. Tất cả các chính phủ cần làm việc nhiều hơn nữa để phòng ngừa và kiểm soát bệnh tim mạch, bắt đầu bằng các kế hoạch hành động quốc gia  cũng như việc tuyên truyền các nguy cơ có nguồn gốc từ việc hút thuốc lá, lười vận động, lười tập thể dục, tình trạng béo phì và cách thức giải quyết các nguy cơ này. Tỷ lệ người có có mức cholesterol trong máu cao, có triệu chứng tăng huyết áp cần phải được theo dõi sát và có các biện pháp xứ lý thông qua việc chẩn đoán, đánh giá nguy cơ một cách thích hợp để từ đó có phương án điều trị và quản lý bệnh lâu dài”.

Singapore

Theo báo cáo, trong số 4 yếu tố chính tác động đến bệnh tim mạch (là hút thuốc lá, cao huyết áp, tình trạng béo phì và mức cholesterol trong máu cao), thì ở Singapore, tình trạng cao huyết áp ở nam giới và mức cholesterol trong máu cao ở phụ nữ là khá phổ biến.

Ở Singapore, bệnh tim mạch gây tốn kém khoảng 8,1 tỷ USD trong chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp cho các cá nhân, các gia đình của họ và tài chính công, với 4 yếu tố nguy cơ chính chiếm tới 4,9 tỷ USD hay là 60%.

Nhật Bản

Hiện tượng đột quỵ vẫn là nguyên nhân chính gây ra tử vong và tai biến trong dân cư ở Nhật Bản, cho dù có xu hướng giảm trong mấy thập kỷ qua (theo [iv] Kita T. “Coronary heart disease risk in Japan–an East/West divide?”, European Heart Journal, 2004).

Ở Nhật Bản, bệnh tim mạch gây tốn kém khoảng 24,3 tỷ USD trong chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp cho các cá nhân, các gia đình của họ và tài chính công, với 4 yếu tố nguy cơ chính chiếm tới 15,9 tỷ USD hay là 65%.

Hồng Kông

Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây nên tử vong nhiều thứ 3 ở Hồng Kông. Trong năm 2016, bình quân có tới 11 người chết do bệnh tim mạch mỗi ngày với tỷ lệ nam/nữ là 1,5/1 (theo Hong Kong Department of Health, Coronary Heart Diseases, 2018).

Ở Hồng Kông, bệnh tim mạch gây tốn kém khoảng 4,8 tỷ USD trong chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp cho các cá nhân, các gia đình của họ và tài chính công, với 4 yếu tốnguy cơ chính chiếm tới 3,1 tỷ USD hay là 65%.

Thái Lan

Theo WHO, bệnh tim mạch là nguyên nhân số1 gây nhiều tử vong nhất ở Thái Lan (theo WHO Country Cooperation Strategy, Thailand, 2017–2021 [New Delhi]: World Health Organization, Regional Office for South-East Asia; 2017. Licence: CC BY-NC-SA 3.0 IGO).  Tình trạng huyết áp cao là yếu tố nguy cơ số 1 ở cả nam giới lẫn nữ giới tại Thái Lan.

Ở Thái Lan, bệnh tim mạch gây tốn kém khoảng 1,3 tỷ USD trong chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp cho các cá nhân, các gia đình của họ và tài chính công, với 4 yếu tốnguy cơ chính chiếm tới 1,0 tỷ USD hay là 77%.

Australia

Bệnh tim mạch là nguyên nhân số1 gây nhiều tử vong nhất ở Australia. Tình trạng mức cholesterol trong máu cao ở cả nam giới và nữ giới là yếu tốnguy cơ lớn nhất ở Australia.

Ở Australia, bệnh tim mạch gây tốn kém khoảng 12,3 tỷ USD trong chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp cho các cá nhân, các gia đình của họ và tài chính công, với 4 yếu tốnguy cơ chính chiếm tới 7,5 tỷ USD hay là 61%

Trung Quốc

Trong vòng 30 năm qua, bệnh tim mạch có chiều hướng gây tử vong nhiều ở Trung Quốc, từ là nguyên nhân thứ 7 vào năm 1990, phát triển trở thành nguyên nhân lớn thứ hai vào năm 2010, chỉ sau đột quỵ (theo GBD PROFILE: CHINA. GBD PROFILE: CHINA, Healthdata.org, 2010). Đột quỵ vẫn là nguyên nhân số1 gây tử vong nhiều nhất ở khu vực nông thôn Trung Quốc.

Ở Trung Quốc, bệnh tim mạch gây tốn kém khoảng 21,7 tỷ USD trong chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp cho các cá nhân, các gia đình của họ và tài chính công, với 4 yếu tốnguy cơ chính chiếm tới 13,6 tỷ USD hay là 63%

Hàn Quốc

Theo EIU, ở Hàn Quốc, phụ nữ có tỷ lệ cao hơn nam giới về mức cholesterol trong máu.

Ở Hàn Quốc, bệnh tim mạch gây tốn kém khoảng 7,2 tỷ USD trong chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp cho các cá nhân, các gia đình của họ và tài chính công, với 4 yếu tốnguy cơ chính chiếm tới 4,0 tỷ USD hay là 56%

Đài Loan 

Năm 2014, đột qụy là nguyên nhân chính gây ra tử vong ở Đài Loan.

Ở Đài Loan, bệnh tim mạch gây tốn kém khoảng 4,7 tỷ USD trong chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp cho các cá nhân, các gia đình của họ và tài chính công, với 4 yếu tốnguy cơ chính chiếm tới 2,7 tỷ USD hay là 57%

ADB dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á đạt 5,8% năm 2019
ADB dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á đạt 5,8% năm 2019

Trong ấn bản bổ sung báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á 2018, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vẫn duy trì dự báo tăng trưởng khu vực ở mức 6% năm 2018 và 5,8% năm 2019.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN