Nhà báo Hoàng Tùng với báo chí cách mạng Việt Nam

Ngày 19/1, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam và Báo Nhân dân phối hợp tổ chức hội thảo "Nhà báo Hoàng Tùng với báo chí cách mạng Việt Nam". 

Sự kiện này nằm trong chương trình hành động  của Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, hướng tới kỉ niệm 85 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930-3/2/2015), 90 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2015) và kỷ niệm 95 năm ngày sinh nhà báo Hoàng Tùng (14/1/1920-14/1/2015).

Đồng chí Đinh Thế Huynh phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN.


Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nêu rõ: Trong suốt quãng đời hoạt động cách mạng, nhà báo Hoàng Tùng đã đảm nhiệm nhiều trọng trách quan trọng, đặc biệt là trong 30 năm làm Tổng biên tập Báo Nhân dân và gần 30 năm là Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, đồng chí Hoàng Tùng đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, dân tộc ta, nhất là trên lĩnh vực lý luận, văn hóa, báo chí tuyên truyền. Ông là nhà báo bậc thầy, là cây đại thụ của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Ông đã viết hàng ngàn bài báo, hầu hết là các bài xã luận, bình luận mang hơi thở nóng bỏng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những bài viết của ông hừng hực chất lửa, đanh thép, sắc sảo và lay động lòng người bởi lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc, có dấu ấn riêng. Suốt hàng chục năm trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các bài xã luận trên báo Đảng thực sự là tiếng kèn xung trận bởi tính sắc bén, kịp thời và sinh động. Nhà báo Hoàng Tùng luôn xuất hiện ở thời điểm mang tính lịch sử, ông là nhân chứng lịch sử, người viết lịch sử bằng các tác phẩm chính luận... đồng thời góp phần vào sự phát triển của lịch sử bằng chính ngòi bút chiến đấu của mình, của tờ báo mà ông là người lãnh đạo cao nhất.


Phương Hà

Báo chí cách mạng Việt Nam phát triển cùng sự nghiệp cách mạng dân tộc
Báo chí cách mạng Việt Nam phát triển cùng sự nghiệp cách mạng dân tộc

Ngày 21/6/1925, báo “Thanh niên” do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra số đầu tiên. Cùng với tác phẩm “Đường Kách mệnh”, báo Thanh niên trở thành một trong những công cụ, tài liệu tiếng Việt đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN