Vụ thử động cơ của Triều Tiên có thể phục vụ cho tên lửa vũ trụ

Động cơ tên lửa có công suất lớn mà CHDCND Triều Tiên thử nghiệm vào cuối tuần trước có vẻ như phục vụ cho một phương tiện phóng vệ tinh thay vì là một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).

Tên lửa đạn đạo liên lục địa được Triều Tiên phóng thử tại Trung tâm vũ trụ Sohae ở huyện Cholsan, tỉnh Bắc Pyongan ngày 8/1. Ảnh: Reuters/TTXVN

Hãng tin Yonhap ngày 20/3 dẫn lời chuyên gia hàng không vũ trụ của Mỹ John Schilling đưa ra nhận định trên. Trong một bản báo cáo đánh giá được trang mạng 38 North (Vĩ tuyến 38 độ Bắc) đăng tải, ông Schilling, người cũng được biết đến là một chuyên gia am hiểu về chương trình tên lửa của Triều Tiên, cho hay: "Với những gì mà chúng tôi hiện biết về các dự án tên lửa của Triều Tiên, sự phù hợp tốt nhất cho động cơ này sẽ là giai đoạn thứ 2 trong việc phóng thử vệ tinh mới, phương tiện tạm thời được biết tới là Unha-9".

Tên lửa Unha là loại tên lửa đẩy (tên lửa vũ trụ) mà Bình Nhưỡng đã từng sử dụng để đưa vệ tinh vào quỹ đạo. Bên cạnh đó, ông Schilling cho hay đây có thể là một "thiết kế ICBM chưa được biết tới" có khả năng mang một động cơ lớn, tuy nhiên khả năng này không lớn vì Bình Nhưỡng đang hướng tới các hệ thống di động nhẹ hơn để phục vụ cho các tên lửa chiến lược của nước này.

Trong một diễn biến khác, ngày 20/3, người phát ngôn của Nhà Trắng Sean Spicer cho biết Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã "gửi một thông điệp rõ ràng rằng chính sách kiên trì chiến lược của chúng tôi với Triều Tiên đã kết thúc" trong chuyến thăm mới đây của ông Tillerson tới Trung Quốc.

Bình luận trên của ông Sean Spicer được đưa ra tại một buổi họp báo khi trả lời câu hỏi liên quan đến phản ứng của ông Tillerson về việc Triều Tiên thông báo vụ thử động cơ tên lửa mới nhất vào hôm 19/3.


Ngoại trưởng Mỹ đã có chuyến công du 3 nước Đông Bắc Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tại Seoul, phát biểu trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Hàn Quốc Yun Byung-se ở chặng dừng chân thứ hai của chuyến công du, Ngoại trưởng Tillerson tuyên bố chấm dứt chính sách kiên trì chiến lược của Mỹ đối với Triều Tiên.

TTXVN/Tin Tức
Nhật Bản, Nga tăng cường xây dựng lòng tin giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên
Nhật Bản, Nga tăng cường xây dựng lòng tin giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên

Ngày 20/3, Nhật Bản và Nga đã nhất trí tiếp tục hợp tác quốc phòng và xây dựng lòng tin lẫn nhau để giải quyết mối đe dọa tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên cũng như các vấn đề an ninh khác trong bối cảnh Nhật Bản đang cố gắng đạt được bước đột phá trong bất đồng chủ quyền với Nga liên quan tới quần đảo tranh chấp ngoài khơi Hokkaido mà Tokyo gọi là Vùng lãnh thổ phía Bắc, còn Moskva gọi là quần đảo Nam Kurin.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN