Tới năm 2027, Triều Tiên có thể nắm trong tay 250 vũ khí hạt nhân

Kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên sẽ tiếp tục nhiều lên trong vài năm tới, đạt tới 242 vũ khí hạt nhân và hàng chục tên lửa đạn đạo liên lục địa tới năm 2027.

Chú thích ảnh
Báo cáo cho rằng Triều Tiên có thể có 242 vũ khí hạt nhân tới năm 2027. Ảnh: KCNA

Theo hãng tin UPI, thông tin trên được đưa ra trong một báo cáo công bố ngày 13/4. Báo cáo do Viện Nghiên cứu Chính sách Asan ở Seoul (Hàn Quốc) và Tập đoàn Rand ở Santa Monica (Mỹ) thực hiện chung. Báo cáo cảnh báo rằng chỉ đàm phán là chưa hiệu quả trong giảm mối de dọa hạt nhân Triều Tiên và kêu gọi các biện pháp như triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Hàn Quốc.

Với tiêu đề “Đối phó với rủi ro vũ khí hạt nhân Triều Tiên”, báo cáo ước tính tới năm 2020, Triều Tiên đã phát triển từ 67 đến 116 vũ khí hạt nhân. Kho vũ khí này sẽ tăng thêm 12 tới 18 vũ khí/năm cho tới năm 2027.

Từ trước tới nay, Triều Tiên luôn dựa vào vũ khí hạt nhân để răn đe, nhưng báo cáo cho rằng khi ngày càng có nhiều năng lực về hạt nhân, Triều Tiên có thể sử dụng vũ khí này cho nhiều mục đích khác, ví dụ như đánh phủ đầu Hàn Quốc và Mỹ.

Báo cáo có đoạn: “Mặc dù Hàn Quốc và Mỹ nỗ lực tăng cường phòng vệ và răn đe nhưng khoảng cách ngày càng nới rộng giữa mối đe dọa vũ khí hạt nhân Triều Tiên và năng lực đánh bại vũ khí đó của Hàn Quốc và Mỹ".

Báo cáo cho rằng thậm chí chỉ cần vài trong số vài chục vũ khí hạt nhân Triều Tiên cũng có thể gây hàng triệu thương vong nghiêm trọng nếu được kích hoạt ở các thành phố Hàn Quốc hay Mỹ.

Từ năm 2017, Triều Tiên chưa thử tên lửa tầm xa hay tên lửa hạt nhân, nhưng đã phóng hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn hồi tháng trước. Triều Tiên cũng trình diễn tên lửa đạn đạo liên lục địa mới tại lễ diễu binh hồi tháng 10/2020.

Báo cáo của một ủy ban chuyên gia Liên hợp quốc đầu tháng này kết luận rằng Triều Tiên tiếp tục phát triển các chương trình tên lửa và hạt nhân, đồng thời dã tăng năng lực tấn công hạt nhân cũng như năng lực đối phó với các hệ thống phòng thủ tên lửa nước ngoài, có thể bảo vệ mình bằng hệ thống phòng không mới.

Đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên đình trệ từ hội nghị thượng đỉnh không thỏa thuận hồi tháng 2/2019 giữa Tổng thống Donald Trump khi đó và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un.

Theo báo cáo trên, đàm phán tương lai không thể dẫn tới phi hạt nhân hóa. Báo cáo cho rằng nỗ lực của Mỹ và Hàn Quốc đã thất bại và dường như sẽ tiếp tục thất bại. Thay vào đó, các tác giả báo cáo cho rằng Mỹ và Triều Tiên phải cân nhắc tới mọi lựa chọn để đối mặt với hạt nhân Triều Tiên, tập trung vào phòng thủ và răn đe, nhưng cũng bắn tín hiệu sẵn sàng mạnh tay nếu nước này sử dụng vũ khí hạt nhân. Các bước có thể gồm triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Hàn Quốc cũng như tăng thu thập thông tin tình báo và tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa.

Báo cáo có đoạn: “Các đồng minh cần sẵn sàng chiến đấu và giành chiến thắng trên bán đảo Triều Tiên trong điều kiện Triều Tiên dùng vũ khí hạt nhân”.

Thùy Dương/Báo Tin tức
Giữa căng thẳng ở biên giới với Nga, Tổng thống Ukraine ra tiền tuyến thăm binh sĩ
Giữa căng thẳng ở biên giới với Nga, Tổng thống Ukraine ra tiền tuyến thăm binh sĩ

Cuối tuần qua, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đích thân tới tiền tuyến miền Đông quốc gia này trong bối cảnh căng thẳng xung đột tại đây ngày càng leo thang.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN