Thân thiện hơn với quốc tế, nhà lãnh đạo Kim Jong-un muốn hiện thực giấc mơ của cha ông?

Việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un “mở lòng” và giảm căng thẳng giữa Bình Nhưỡng với quốc tế đang tạo điều kiện để ông thực hiện giấc mơ có từ thời các cố lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong-il.

Hy vọng của hai đời lãnh đạo Triều Tiên

Một tháng trước khi qua đời năm 1994, Chủ tịch Kim Nhật Thành từng nhận định đường sắt kết nối Triều Tiên, Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc có thể đem về cho Bình Nhưỡng 1,5 tỷ USD hàng năm.

Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il cũng đã bàn luận về hệ thống đường sắt nối hai quốc gia tại Hội nghị thượng đỉnh liên Triều năm 2000 ở thủ đô Bình Nhưỡng.

Chú thích ảnh
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un khi thị sát một tuyến đường ray tại Triều Tiên. Ảnh: Reuters

Tháng 12/2015, Reuters từng tiếp cận được dữ liệu về đầu tư tại Triều Tiên, cho thấy Bình Nhưỡng hướng đến xây dựng “hệ thống đường ray quốc tế”. Ngoài ra, trong phát biểu năm 2015, nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố đường ray tàu cao tốc cần được thi công để nối giữa Bình Nhưỡng và sân bay quốc tế mới xây dựng gần thủ đô.

Hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) đưa tin Hàn Quốc và Triều Tiên đang xem xét đến cuối năm 2018 tái kết nối hệ thống đường ray giữa hai quốc gia và vấn đề này dự kiến được đưa ra thảo luận trong cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Moon Jae-in trong tháng 9 tới.

Theo Yonhap, các thành viên cơ quan phụ trách đường sắt của Triều Tiên và Hàn Quốc đã gặp mặt lần đầu vào ngày 24/7 tại thành phố Kaesong (Triều Tiên). Đến ngày 9/8, hai bên họp lần thứ hai tại Văn phòng Hải quan, nhập cảnh và kiểm dịch nằm tại thành phố Paju (Hàn Quốc).

Khả năng hiện thực hóa mong muốn

Reuters dẫn lời một nhà ngoại giao cấp cao giấu tên của Triều Tiên cho biết nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang xét đến phương án hợp tác với Hàn Quốc và Pháp để xây dựng hệ thống đường ray quy mô nối giữa các thành phố Triều Tiên và thậm chí liên kết với đường sắt các quốc gia khác.

Cà Triều Tiên và Hàn Quốc đều coi đường sắt là chía khóa để “mở cửa” cho thương mại và du lịch địa phương, nối Bán đảo Triều Tiên với Nga và Trung Quốc. Bình Nhưỡng và Seoul đều hy vọng dự án đường sắt sẽ không rơi vào trừng phạt của Liên hợp quốc (LHQ) bởi có thể nằm trong danh mục “cơ sợ hạ tầng công cộng phi thương mại”.

Chú thích ảnh
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un trao đổi với cấp dưới khi đi thị sát một tuyến đường ray. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, Hàn Quốc dự kiến dành khoảng 504 tỷ won (khoảng 450 tỷ USD) trong năm 2019 cho các dự án kinh tế liên Triều trong đó có hiện đại hóa đường bộ và đường sắt Triều Tiên.

Một quan chức ngoại giao Triều Tiên trong tháng 6 đã trao đổi với thượng nghị sĩ Pháp về việc hợp tác xây dựng đường ray tàu hỏa, đặc biệt là với công ty Alstom. Được biết Hàn Quốc đã nhận công nghệ của Alstom để xây dựng tàu cao tốc KTX cách đây hơn 1 thập niên. Trong khi đó, Alstom cho biết chưa liên lạc hay bàn luận với bất cứ đại diện nào của Triều Tiên.

Triều Tiên vẫn có hệ thống đường sắt nhưng hoạt động với tốc độ khá khiêm tốn, đơn cử như quãng đường dài 415 km sẽ mất 12 tiếng di chuyển trong khi đó nếu so sánh thì cùng khoảng cách này tàu cao tốc KTX của Hàn Quốc chỉ tốn 2,5 tiếng đồng hồ. Các chuyên gia đánh giá việc xây dựng hệ thống tàu cao tốc tại Triều Tiên sẽ tốn khoảng 20 tỷ USD và 5 năm thi công.

Hà Linh/Báo Tin tức
Chậm trễ trong khảo sát thực địa đường sắt liên Triều
Chậm trễ trong khảo sát thực địa đường sắt liên Triều

Hàn Quốc và Triều Tiên đã không tiến hành được một cuộc khảo sát thực địa chung về một tuyến đường sắt liên Triều do Bộ Chỉ huy của Liên hợp quốc (UNC) không cho phép.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN