Nhóm nhà nghiên cứu tại Trung tâm Kỹ thuật khoa học môi trường cuộc sống Singapore (SCELSE) thuộc Đại học công nghệ Nanyang và Trường Y Yong Loo Lin Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đã phát triển một hệ thống giảm sát để phát hiện sự hiện diện của Sars-CoV-2 RNA là trình tự gen của virus gây ra dịch COVID-19.
Tờ Straits Times (Singapore) đưa tin kỹ thuật chuỗi polymerase sao chép ngược định lượng thời gian thực được áp dụng để xét nghiệm RNA tách chiết.
Giáo sư Paul Tambyah, phó giám đốc Chương trình nghiên cứu bệnh truyền nhiễm của Đại học Quốc gia Singapore (NUS) phân tích: “Nếu chúng ta đến nơi được cho không có bệnh nhân mắc COVID-19 nhưng lại phát hiện ra RNA của virus thì nó giống như việc lấy mẫu xét nghiệm PCR cho 30 người. Nhưng thay vì phải lấy mẫu xét nghiệm PCR cho 30 người thì bạn chỉ cần thực hiện nó qua một lần lọc”.
Hệ thống này đã được thử nghiệm tại 3 khu bệnh viện dành cho bệnh nhân mắc COVID-19 trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2020. Kết quả nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí khoa học Indoor Air vào ngày 14/9.
Nhà nghiên cứu Irvan Luhung tại SCELSE đánh giá công nghệ giám sát không khí có thể giúp duy trì an toàn cho nhân viên y tế.
Những nghiên cứu trong tương lai về giám sát không khí sẽ cần được thực hiện ở những địa điểm bên ngoài môi trường bệnh viện nơi có tập trung đông người.
Giáo sư dự bị David Allen tại Chương trình nghiên cứu bệnh truyền nhiễm của Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đánh giá rằng kỹ thuật lấy mẫu không khí có thể là công cụ bổ sung cho việc sàng lọc đại trà, bên cạnh việc lấy mẫu nước thải.