Người đứng đầu BPBD tại Boyolali, ông Bambang Sinungharjo cho biết hoạt động phun trào được ghi nhận chỉ kéo dài chưa đầy 2 phút, nhưng khối lượng tro bụi tạo ra tương đối lớn.
Chia sẻ với các phóng viên, ông Sinungharjo nhấn mạnh: “Tình hình đã được kiểm soát, chính quyền địa phương đã kịp thời trang bị khẩu trang và mặt nạ phòng độc cho người dân để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. BPBD đang phối hợp với chính quyền các quận Selo, Cepogo và Tamansari để đưa ra những tính toán phục vụ cho việc dự báo các đợt phun trào tiếp theo”.
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Thảm họa Địa chất (BPPTKG) của Indonesia đã đặt mức cảnh báo đối với núi lửa Merapi ở mức waspada (cần thận trọng), mức cao thứ hai trong hệ thống cảnh báo núi lửa gồm 4 mức của Indonesia.
Indonesia nằm trong Vành đai lửa Thái Bình Dương, khu vực hoạt động mạnh của địa chất và núi lửa. Chỉ tính riêng trong năm 2018, Indonesia đã hứng chịu tổng cộng 11.577 trận động đất làm nhiều người thiệt mạng và nhiều người bị mất nhà ở.