Người đứng đầu BPPTKG, Hanik Humaida cho biết, các hình ảnh từ camera quan sát cho thấy cho thấy dung nham từ núi lửa đã chảy ngược dòng sông Gendol. Theo các quan sát trực quan, khói từ miệng núi lửa có màu trắng rõ rệt, có cường độ từ mỏng đến trung bình và có chiều cao khoảng hơn 30 mét so với đỉnh của miệng núi lửa.
Ngoài ra, BPPTKG đã thông báo có 4 trận động đất đã xảy ra, bao gồm 2 trận động đất tần số thấp và hai trận động đất nhiều pha, mỗi trận kéo dài từ 15-87 giây.
Hiện nay, BPPTKG vẫn đang duy trì thông báo trạng thái của núi Merapi ở mức cấp độ II, đồng thời khuyến cáo không nên tiến hành các hoạt động leo núi ngoài các hoạt động điều tra và nghiên cứu liên quan đến giảm nhẹ thiên tai.
BPPTKG cũng kêu gọi cư dân không tiến hành các hoạt động trong bán kính 3km từ đỉnh núi Merapi, các cư dân cư trú quanh khu vực sông Gendol cần tăng cường cảnh giác trong phạm vi mà những đám mây nóng từ Merapi có thể gây ảnh hưởng mà cơ quan này đã thông báo.
Ngoài ra, cộng đồng được khuyến cáo không bị kích động bởi các vấn đề liên quan đến vụ phun trào núi Merapi, đồng thời tiếp tục theo dõi thông báo chính thức và tuân thủ theo chỉ dẫn của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương .
Cũng trong ngày 31/5, núi lửa Agung trên hòn đảo du lịch Bali của Indonesia đã hoạt động trở lại, phun cột tro bụi cao tới 2.000 mét.
Indonesia là một trong những quốc gia hứng chịu nhiều thiên tai nhất thế giới do nằm trong khu vực Vành đai lửa Thái Bình Dương, khu vực hoạt động mạnh mẽ của địa chất và núi lửa. Chỉ tính riêng trong năm 2018, Indonesia đã hứng chịu tổng cộng 11.577 trận động đất làm nhiều người chết trong khi nhiều người khác lâm vào tình cảnh mất nhà cửa.