Nga lý giải cuộc khủng hoảng giá khí đốt ở châu Âu

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 23/12 cho biết Đức đang bán lại khí đốt của Nga cho Ba Lan và Ukraine thay vì giải tỏa cho thị trường khí đốt đang quá nóng, đồng thời nêu rõ Nga không phải là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng giá khí đốt ở châu Âu.

Chú thích ảnh
Toàn cảnh giếng khí đốt Bovanenkovo trên bán đảo Yamal thuộc Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Giá khí đốt giao ngay ở châu Âu đạt mức cao kỷ lục trong tuần này sau khi đường ống Yamal, vốn thường được dùng để đưa dòng khí đốt sưởi ấm các ngôi nhà và sản xuất điện ở Đức, đổi hướng và bắt đầu dẫn khí đốt vào Ba Lan.

Đức nhận khí đốt của Nga thông qua một số tuyến đường dẫn, gồm có Yamal và đường ống dưới biển Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1). Ngoài ra, hai khách hàng lớn của Đức trong tuần này cho hay nhà cung cấp Gazprom của Nga đang đáp ứng các nghĩa vụ theo hợp đồng.

Tại cuộc họp thường niên, ông Putin nói: “Gazprom đang cung cấp tất cả khối lượng yêu cầu theo hợp đồng hiện có”. Nga luôn bảo vệ các hợp đồng dài hạn với khối lượng và giá cả ổn định. Khi có yêu cầu thêm trong các thỏa thuận dài hạn, Gazprom sẽ mua thêm hạn mức xuất khẩu tại các cuộc đấu giá giao hàng qua đường ống Yamal và Ukraine.

Tuy nhiên, Gazprom không đặt mua thêm lưu lượng truyền tải qua đường ống Yamal trong tháng 12 hay tại các cuộc đấu giá hàng ngày tính đến tuần này. Trong bối cảnh dòng việc vận chuyển khí đốt qua Ukraine giảm, khí đốt qua đường ống Yamal cũng tiếp tục đảo hướng ngày thứ ba liên tiếp tính đến ngày 23/12.

Ông Putin cho hay giá khí đốt cung cấp cho Đức theo hợp đồng dài hạn và giá rẻ hơn 3-4 lần, (thậm chí) 6-7 lần so với giá giao ngay.

Xuất khẩu khí đốt của Gazprom sang châu Âu tăng đến 7% trong giai đoạn tháng 1-11 năm nay. Trong đó, Đức mua thêm 5,6 tỷ m3 so với cùng kỳ năm trước, khối lượng mà Đức bán lại cho Ba Lan và hơn 3 triệu m3 mỗi ngày cho Ukraine.

Ông Putin đặt câu hỏi rằng liệu thay vì chuyển khí đốt đến Ba Lan và sau đó đến Ukraine, khí đốt chuyển đến châu Âu có thể sẽ tốt hơn và tác động đến giá khí đốt giao ngay đang rất cao ở đây.

Giá khí đốt bán buôn tháng trước tại Hà Lan, vốn là giá chuẩn của châu Âu, giảm 15%, xuống còn 140 euro/MWh.

Hà Chung  (TTXVN)
Châu Âu đối diện khủng hoảng năng lượng toàn diện khi giá khí đốt lập đỉnh
Châu Âu đối diện khủng hoảng năng lượng toàn diện khi giá khí đốt lập đỉnh

Giá điện tại châu Âu đã tăng vọt trong tuần này, do khan hiếm nguồn cung khí đốt, sản lượng điện gió suy giảm, một vài nhà máy điện hạt nhân ngừng phát điện giữa thời điểm châu lục chuẩn bị bước vào đỉnh điểm lạnh giá trong mùa đông.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN