Lãnh đạo, đại diện 50 quốc gia trên thế giới dự Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân tại La Haye, Hà Lan vừa qua đã ký kết thỏa thuận hướng đến giảm thiểu nguy cơ chủ nghĩa khủng bố hạt nhân. Đi ngược với tinh thần chung này, phái đoàn Ukraine bộc lộ dự định rút khỏi Hiệp ước Cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Các bên liên quan đến thỏa thuận (mà Nga cũng ký kết) nhất trí rằng chỉ sử dụng urani làm giàu cấp độ thấp để loại trừ khả năng khủng bố chế tại “bom bẩn” (gồm chất phóng xạ và chất nổ). Vấn đề cấm phổ biến vũ khí hạt nhân cũng đã được đưa ra thảo luận tại Hội nghị. Thông báo của Bộ Ngoại giao cho biết: “Thật không may, Hiệp định phải đối mặt với đe dọa nghiêm trọng, khi một số bên liên quan khác tỏ vẻ không nhận thấy bất kì nguy cơ nào”.
Mối nguy này tăng lên khi Ukraine có ý rút khỏi NPT, với dự luật liên quan được đệ trình lên Quốc hội Ukraine hôm 20/3 vừa qua.
Một nhà máy điện hạt nhân ở Ukraine. Ảnh: Ukrainianguide.com |
Không những vậy, đại diện Ukraine tại Hội nghị quy kết Nga gây đe dọa đến an toàn hạt nhân của Ukraine, hối thúc cộng đồng quốc tế trợ giúp bảo vệ các cơ sở hạt nhân. “Đây không gì khác ngoài ý định đổ lỗi cho người khác”, Bộ Ngoại giao Nga bình luận và khẳng định rằng nếu có đe dọa đến cơ sở hạt nhân thì đó chính là do sự bất lực của chính quyền lâm thời Ukraine, chứ không phải Nga.
Sự thực, sự bất lực này được thể hiện rõ. Cơ quan an ninh Ukraine không hề có bất kì một kế hoạch bảo đảm nào cho các cơ sở hạt nhân, đó là thông tin mà nghị sĩ Valentin Nalyvaychenko đưa ra hôm 23/2 tại Quốc hội Ukraine. Thậm chí, thông tin trên Internet cho rằng, đã xảy ra một vụ tấn công quá khích nhằm vào một nhà máy hạt nhân.
Đã có những chuyển động trong giới chính trị gia và chuyên gia Ukraine. Phó Chủ tịch Quốc hội Oleg Lyashko nói thẳng: “Chúng ta cần nhanh chóng từ bỏ Hiệp ước Budapest và bắt đầu khôi phục lại vị thế quốc gia hạt nhân. Chúng ta có năng lực để sản xuất vũ khí hạt nhân chỉ trong một thời gian ngắn”. Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính trị - quân sự Kiev Dmitry Tymchuk thì lý luận rằng, Ukraine cần đến vũ khí hạt nhân, vì “nó giúp bảo đảm sức mạnh quân sự cần thiết, tạo sức nặng trên các diễn đàn quốc tế”. Và dường như điều này cho thấy tiến trình hiện tại của chính quyền ở Kiev trực tiếp đe dọa an toàn hạt nhân toàn cầu.
HT (
Pravda.ru)