Ukraine và vũ khí hạt nhân

Theo Giáo sư Alan Robock, Hiệu trưởng trường Đại học Rutgers (Mỹ), một số người cho rằng nếu Ukraine có vũ khí hạt nhân thì Nga không sáp nhập Crimea là hoàn toàn vô lý.

Không có bằng chứng cho thấy vũ khí hạt nhân đã từng ngăn chặn được một cuộc xung đột hoặc tạo ra một thắng lợi trong một cuộc chiến tranh trong quá khứ. Nhìn lại cuộc chiến tranh Triều Tiên những năm 1950, khi đồng minh của Hàn Quốc là Mỹ có vũ khí hạt nhân hay cuộc chiến diễn ra năm 1982 giữa Argentina và Vương quốc Anh có vũ khí hạt nhân nhằm tranh chấp quần đảo Falkland...

Ảnh minh họa. Nguồn: Huffingtonpost


Như học giả Ward Wilson đã chỉ ra, ngay cả những vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) cũng không đem lại chiến thắng cho quân Đồng minh trong Chiến tranh Thế giới 2. Vụ ném bom đã khiến 66 thành phố của Nhật Bản bị tàn phá, nhưng chỉ khi có quân của Liên Xô tiến vào mới khiến cho phát xít Nhật lúc đó đầu hàng.

Khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Ukraine đã chuyển vũ khí hạt nhân của họ sang Nga. Năm 1996, nước này đã không còn là kho vũ khí hạt nhân lớn thứ 3 của thế giới, lớn hơn so với các nước Anh, Trung Quốc và Pháp cộng lại. Belarus và Kazakhstan đã làm điều tương tự và là một ví dụ điển hình đối với thế giới rằng vẫn phát triển mà không cần có vũ khí hạt nhân.

Ông Robock nhận định các mối đe dọa của việc sử dụng vũ khí hạt nhân là một mối đe dọa diệt chủng và tự sát; là giết chết hàng trăm ngàn đến hàng triệu người dân vô tội, để lại những hậu quả rất lâu dài. Sử dụng vũ khí hạt nhân là một hành động vô đạo đức. Vũ khí hạt nhân, trong bất cứ hoàn cảnh nào đều tạo ra rủi ro và đi ngược lại những nỗ lực để giải quyết cuộc khủng hoảng ngoại giao phức tạp, ví dụ như tình hình ở Ukraine và Crimea hiện nay.

Nếu cho rằng Ukraine trở nên dễ bị tổn thương hơn bởi vì nước này đã từ bỏ vũ khí hạt nhân cũng không có nghĩa là tất cả các quốc gia cần phải có vũ khí hạt nhân để ngăn chặn một cuộc xung đột. Trả lời câu hỏi tại sao Tổng thống Nga Putin đã không sáp nhập Belarus hoặc Kazakhstan khi họ không có vũ khí hạt nhân là giải thích nhận định trên. Chúng ta phải đi theo con đường khác để làm cho thế giới và thế hệ tương lai của chúng ta được an toàn, ông Robock cho biết.


Vị Giáo sư kết luận rằng Mỹ và Nga nên hợp tác để cắt giảm ngay lập tức kho vũ khí hạt nhân của mình và cả các quốc gia khác. Vũ khí hạt nhân đã bị kỳ thị, không một người tỉnh táo nào lại muốn sử dụng chúng và việc cắt giám nó sẽ giảm bớt nguy cơ về những hậu quả khủng khiếp với nhân loại.


CT (Huffingtonpost)
Nga tuân thủ thỏa thuận tại biên giới Ukraine
Nga tuân thủ thỏa thuận tại biên giới Ukraine

Trước cáo buộc của phương Tây về việc Nga triển khai số lượng lớn binh sĩ ở biên giới Ukraine, Moskva khẳng định tuân thủ mọi thỏa thuận tại biên giới với Ukraine.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN