Khủng hoảng Ukraine phủ bóng lên vấn đề an ninh hạt nhân

Hội nghị Thượng đỉnh an ninh hạt nhân lần thứ ba khai mạc cùng ngày tại La Hay (Hà Lan) với sự tham dự của giới chức lãnh đạo 53 quốc gia, song Tổng thống Nga Vladimir Putin đã không có mặt trong sự kiện này.

Đặc biệt sự việc diễn ra trong bối cảnh bên lề Hội nghị, lãnh đạo các quốc gia G-7 đã gặp để thảo luận việc loại Nga ra khỏi Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu (G-8).

Báo Độc lập (Nga) ngày 24/3 cho biết đây là lần đầu tiên diễn đàn này được tổ chức mà không có sự tham gia của một Tổng thống Nga. Đoàn Nga tham gia sự kiện do Ngoại trưởng Sergei Lavrov dẫn đầu.

Kiểm tra an ninh tại Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân. Ảnh: Reuters


Tuy nhiên, Ban Tổ chức cho biết, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ở Ukraine và mối quan hệ xấu đi nghiêm trọng giữa Moskva và Phương Tây, thì việc Nga vẫn cử phái đoàn tham gia sự kiện được coi là một tín hiệu tốt.

Ngoại trưởng S. Lavrov sẽ đại diện cho Nga để báo cáo tại Hội nghị về việc Nga đã thực hiện các thỏa ước quốc tế cũng như bày tỏ lo ngại của Nga trước việc không phải quốc gia nào cũng gấp rút nhận về mình và thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo đảm an toàn hạt nhân.

Có thể thấy rõ sự cấp bách của diễn đàn lần này, bởi tính đến thời điểm hiện nay, lượng phóng xạ được tích lũy trong thế giới của chúng ta nhiều đến mức đủ để chế tạo 20.000 quả bom nguyên tử, giống như quả bom đã từng được ném xuống Hiroshima.

Theo Nhóm công tác về vật liệu phân hạch, với thành phần gồm hơn 70 tổ chức theo dõi, giám sát công tác an toàn hạt nhân, thì hiện có khoảng gần 2 tấn nguyên liệu, phù hợp để sản xuất bom nguyên tử, và chúng được cất giữ tại hàng trăm điểm ở 25 quốc gia.

Kể từ đầu những năm 1990 đến nay, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã ghi nhận hơn 2.300 trường hợp vận chuyển hoặc mua bán trái phép các chất phóng xạ.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã làm lu mờ và đẩy các vấn đề về an toàn hạt nhân xuống hàng thứ yếu. Được biết, ngay cả bên lề hội nghị về an toàn hạt nhân này, thì Ngoại trưởng Nga Lavrov cũng dự kiến có kế hoạch đàm phán với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry về giải pháp cho Ukraine. Cụ thể, hai ngoại trưởng sẽ thảo luận biện pháp hạ nhiệt cuộc khủng hoảng cũng như thúc đẩy quá trình cải cách Hiến pháp ở Ukraine.

Bài báo cũng cho biết, thậm chí ngay trong buổi tối kết thúc ngày hội nghị đầu tiên, Tổng thống Mỹ Barack Obama và lãnh đạo các nước G-7 cũng đã nhóm họp bên lề hội nghị thượng đỉnh. Và chủ đề của cuộc gặp này không gì khác hơn ngoài câu chuyện xoay quanh Ukraine cũng như các hành động tiếp theo nhằm cô lập Nga hơn nữa.

Xung quanh các biện pháp chính mà Phương Tây và Mỹ áp đặt với Nga, vẫn là việc loại trừ Nga ra khỏi các tổ chức quốc tế, cũng như đẩy nhanh tiến độ thực hiện các kế hoạch nhằm giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt Nga và đóng băng hợp tác quân sự với Moskva.

Bài báo kết luận dường như Ukraine sẽ đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự cô lập quốc tế đối với Nga. Thủ tướng tạm quyền Arseny Yatsenyuk đã tuyên bố rằng "nếu G-8 còn rộng chỗ, Ukraine sẵn sàng xin thế vào vị trí đó". Tuyên bố này cho thấy Ukraine mong muốn được thế chỗ của Nga trong G-8.


Quế Anh


Thủ tướng dự Hội nghị An ninh hạt nhân La Haye
Thủ tướng dự Hội nghị An ninh hạt nhân La Haye

Tối 24/3 (giờ Việt Nam), tại Trung tâm Hội nghị diễn đàn thế giới La Haye, Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ ba đã chính thức khai mạc với sự tham dự của 53 quốc gia và 5 tổ chức quốc tế, gần 40 lãnh đạo cấp cao, bao gồm cả nguyên thủ các cường quốc hạt nhân thế giới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN