Kể từ khi nổ ra cuộc xung đột Nga - Ukraine hơn một năm trước, EU đã áp đặt một số gói trừng phạt đối với ngành dầu mỏ của Nga.
Trung tâm phân tích dữ liệu Kpler có trụ sở tại Vienna (Áo) cho rằng các biện pháp của EU không hiệu quả do dòng dầu tinh chế của Nga vẫn đến các quốc gia của khối. Điều này cho thấy Ấn Độ đang coi trọng lợi ích kinh tế thuần túy của mình thay vì thảo luận về an ninh năng lượng và xung đột ở Ukraine. Nước này cũng không coi mình là một phần của cuộc cạnh tranh chính trị đang diễn ra giữa Nga và phương Tây.
Victor Katona, một chuyên gia theo dõi nguồn cung dầu tại Kepler, cho biết trước cuộc xung đột Nga - Ukraine, xuất khẩu dầu của Nga sang Ấn Độ chỉ chiếm 1% nhu cầu của Ấn Độ, nhưng hiện nay nó dao động trong khoảng 40% đến 45%, và Ấn Độ đã nhập khẩu hơn 2 triệu thùng dầu mỗi ngày của Nga vào tháng 4/2023.
Chuyên gia này cho biết thêm rằng dữ liệu từ Kepler cho thấy sự gia tăng đáng kể trong xuất khẩu xăng, nhiên liệu diesel và các dẫn xuất khác của Ấn Độ sang các nước EU trong những tháng gần đây, nhấn mạnh New Delhi không có trữ lượng dầu lớn, điều đó có nghĩa là do sự gia tăng đáng kể trong nhập khẩu dầu của Nga.
Ngoài ra, Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Phần Lan (CREA) xác nhận rằng trong 12 tháng qua, các nước phương Tây đã nhập khẩu các sản phẩm dầu Nga qua Ấn Độ trị giá khoảng 42 tỷ euro.
Báo cáo của CREA chỉ ra rằng EU là nhà nhập khẩu lớn nhất các sản phẩm dầu mỏ từ các quốc gia này, với giá trị nhập khẩu lên tới 17,7 tỷ euro, ở vị trí thứ hai là Australia với giá trị 8 tỷ euro, Mỹ với 6,6 tỷ, tiếp đó là Anh với giá trị 5 tỷ và Nhật Bản là 4,8 tỷ euro.
Cũng theo CREA, nhiên liệu diesel dẫn đầu trong các mặt hàng dầu nhập khẩu, tăng 29%. Nhiên liệu hàng không tăng 23%, còn xăng tăng 13%.
Về tính phù hợp của các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga, chuyên gia Katona nhận định rằng các biện pháp trừng phạt này không hiệu quả nếu không có sự tham gia của các nước châu Á, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc.
Tuy nhiên, chuyên gia trên kết luận rằng, vấn đề lớn đối với các nước phương Tây là nỗ lực ngăn cản Ấn Độ hoặc Trung Quốc mua dầu của Nga sẽ làm giá dầu tăng lên đến 200 USD/thùng.