EU đặt niềm tin và hy vọng vào trữ lượng đất hiếm tại Na Uy

Liên minh châu Âu (EU) kỳ vọng rằng trữ lượng đất hiếm mới phát hiện ở Na Uy có thể tạo điều kiện để khối giảm phụ thuộc vào nhập khẩu khoáng sản này từ Trung Quốc, Nga.

Chú thích ảnh
Na Uy đang sở hữu trữ lượng đất hiếm khá lớn. Ảnh: DW

Công ty Norge Mining thành lập năm 2018 tại Anh mới đây khẳng định đã phát hiện trữ lượng khổng lồ đất hiếm tại Na Uy trong khoảng từ 70-80 tỷ tấn. EU rất hứng khởi trước thông tin về trữ lượng đất hiếm tại Na Uy.

Hãng DW (Đức) cho biết trên 60% lượng đất hiếm EU nhập khẩu là từ Trung Quốc, 20% từ Nga và phần còn lại từ Kazakhstan, Morocco cùng một số nước châu Phi. Đến năm 2030, nhu cầu đất hiếm tại châu Âu dự kiến tăng mạnh.

Để giảm thiểu rủi ro thiếu nguồn cung, EU đã thành lập Liên minh Nguyên liệu thô châu Âu (ERMA). Có tới 160 công ty ủng hộ sáng kiến này, trong đó có Norge Mining.

Ủy ban châu Âu (EC) đã đàm phán với giới chức Na Uy về nguồn cung đất hiếm. Cùng thời điểm này, Oslo đang chuẩn bị cho thời kỳ hậu nhiên liệu hóa thạch do vậy việc khai thác, xuất khẩu đất hiếm có thể trở thành trọng tâm mới trong phát triển kinh tế của Na Uy.

Một diễn biến đáng chú ý là lãnh đạo của Norge Mining Michael Wurmser chia sẻ cứ 10 ngày ông nhận được một cuộc gọi từ Trung Quốc muốn mua lại công ty. Theo ông Michael Wurmser, đất hiếm đang trở thành “yếu tố nóng” trong chính trị. Trong "Kế hoạch 5 năm lần thứ 14" cho giai đoạn 2021-2025 của Trung Quốc có đề xuất hạn chế xuất khẩu đất hiếm nhằm lưu trữ cho sản xuất nội địa.

Hà Linh/Báo Tin tức
Đất hiếm lại trở thành mối quan tâm của Lầu Năm Góc
Đất hiếm lại trở thành mối quan tâm của Lầu Năm Góc

Bộ Quốc phòng Mỹ đã lại tiếp tục cấp tiền cho 2 dự án xử lý đất hiếm dùng cho vũ khí.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN