Dự kiến những biện pháp chế tài của EU đối với Nga

Chiều nay (17/3), Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ nhóm họp lại Brussells (Bỉ) nhằm thảo luận về các biện pháp chế tài tăng thêm đối với Nga, có thể bao gồm việc loại các ngân hàng Nga ra khỏi hệ thống giao dịch quốc tế, cấm xuất khẩu vũ khí cho Nga…

Dưới đây là tổng hợp về các biện pháp chế tài mà EU có thể áp dụng đối với Nga cùng dự đoán về hiệu quả mang lại được truyền thông nước ngoài đăng tải:

Dù đi theo hướng nào vẫn có nhiều nước châu Âu hưởng lợi từ dự án Dòng chảy phương Nam của Gazprom. Ảnh: Gazprom


1. Áp dụng chế tài kiểu tương tự như đối với Iran

Nội dung: Thực thi cấm vận tài chính kiểu tương tự như đối với Iran trước đây, loại ngân hàng của Nga và ngân hàng của Crimea (Crưm) ra khỏi hệ thống giao dịch quốc tế. Ở khía cạnh này, các ngân hàng của Crimea từng cung cấp dịch vụ cho chính phủ Nga sẽ phải đối mặt với rủi ro cao nhất.

Hậu quả: Buộc các ngân hàng quốc tế phải rời xa Nga và dừng mọi giao dịch đối với Nga.

2. Gây sức ép đối với doanh nghiệp

Nội dung: Mỹ và EU đã tiến hành hạn chế du lịch và đông kết tài sản của một số quan chức Nga, những có thể sẽ mở rộng phạm vi đối tượng sang các doanh nghiệp của Nga.

Hậu quả: Có thể hủy hoại phần nghiệp vụ quốc tế của các doanh nghiệp Nga, ảnh hưởng tiêu cực tới niềm tin của các nhà đầu tư.

3. Hạn chế đường ống dẫn dầu

Nội dung: Viện dẫn điều lệ cạnh tranh thị trường năng lượng, gây trở ngại đối với công trình xây dựng đường ống dẫn dầu của hãng Gazprom (Nga) vươn tới Nam Âu và Bắc Âu.

Hậu quả: Có thể giáng đòn hữu hiệu vào xuất khẩu của Nga và doanh thu, lợi nhuận của hãng Gazprom, nhưng sẽ gặp phải sự phản đối của không ít nước châu Âu hưởng lợi từ dự án đường ống dẫn dầu này.

4. Cấm xuất khẩu

Nội dung: Cấm Nga xuất khẩu năng lượng, gồm khí đốt thiên nhiên cho EU.

Hậu quả: Tuy rằng biện pháp này về lâu dài sẽ gây tổn hại tới xuất khẩu và kinh tế Nga, nhưng trong ngắn hạn EU có thể khó tìm được nguồn cung cấp, đặc biệt là về năng lượng, nhằm thay thế Nga.

5. Gia tăng đòn tấn công nhằm vào Nga

Nội dung: Tăng cường các điều luật nhằm vào Nga như đẩy mạnh việc tấn công hoạt động rửa tiền.

Hậu quả: Hiệu quả dự kiến sẽ không rõ rệt.

6. Cấm vận vũ khí

Nội dung: Cấm EU xuất khẩu vũ khí sang Nga.

Hậu quả: Chỉ mang tính tượng trưng, mức độ chế tài hạn chế.

Ngoài ra, EU cũng có thể cân nhắc việc loại Nga ra khỏi Nhóm G-8.

Nhiều khả năng EU sẽ áp dụng một số biện pháp chế tài gia tăng đối với Nga. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ trong bối cảnh toàn cầu hóa cao độ như hiện nay, quan hệ kinh tế giữa Nga và châu Âu có thể nói thuộc dạng “môi hở răng lạnh, nếu Nga xuất hiện vấn đề, châu Âu cũng không thể hoàn toàn ở thế hưởng lợi, sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí còn làm kinh tế toàn cầu đổ vỡ. Cho nên, dự kiến biện pháp chế tài kiểu đối với Iran sẽ khó được áp dụng trong trường hợp của Nga.


Huyền Linh


Cuộc bỏ phiếu quyết định của Crimea
Cuộc bỏ phiếu quyết định của Crimea

Ngày 16/3, khoảng 1,5 triệu cử tri Crimea (Crưm) và 300.000 người dân khu vực Sevastopol, nơi đặt căn cứ chính của Hạm đội Biển Đen của Nga, đã đi bỏ phiếu quyết định tương lai bán đảo này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN