Theo đó, Hungary sẽ là quốc gia châu Âu đầu tiên thực hiện tiêm chủng 2 loại vaccine nói trên.
Theo ông Gulyas, Ngoại trưởng Peter Szijjarto đang trên đường tới Moskva để thương lượng về thỏa thuận mua vaccine của Nga.
Trong thông báo cùng ngày, Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga (RDIF) - đơn vị chịu trách nhiệm tiếp thị vaccine Spunik V ở nước ngoài, cho biết Nga sẽ sớm cung cấp vaccine cho Hungary. RDIF cho biết thêm các cuộc thử nghiệm kết hợp giữa vaccine Sputnik và vaccine của AstraZeneca sẽ sớm được triển khai.
Cùng ngày, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) thông báo đã cấp phép sử dụng vaccine Sputnik V. Đây là loại vaccine thứ 3 được cấp phép sử dụng tại UAE sau vaccine của Sinopharm (Trung Quốc) và của Pfizer-BioNTech (Mỹ và Đức).
Tuyên bố của UAE nêu rõ các kết quả kiểm nghiệm cho thấy vaccine Spunik V hiệu quả trong việc kích hoạt kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2 và an toàn sử dụng.
Trong khi đó, hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ Bộ Y tế Thái Lan cho biết Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) nước này đã cấp phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng dưỡng phẩm Astrazeneca cho các chương trình tiêm chủng nội địa. Nếu thông tin trên được xác nhận, đây là loại vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên được cấp phép tại Thái Lan.
Báo Matichon của Thái Lan cũng đưa thông tin về việc vaccine Astrazeneca được cấp phép Thái Lan, qua đó mở đường các chương trình tiêm chủng được triển khai vào tháng 2 tới.