Đa số Mỹ phản đối can thiệp quân sự Syria

Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy nhiều người dân Hoa Kỳ vẫn hoài nghi sự cần thiết về vai trò của nước này ở Syria. Kết quả thăm dò công bố ngày 3/9 của Reuters/Ipsos cho biết có 56% những người được hỏi ý kiến nói rằng Washington D.C không nên can thiệp vào cuộc khủng hoảng Syria, so với chỉ có 19% ủng hộ một hành động quân sự.

Biểu tình phản đối can thiệp quân sự vào Syria trước Nhà Trắng.


Trong cuộc gặp ngày 3/9 với 16 nhà lãnh đạo chủ chốt của hai đảng tại quốc hội, trong đó có Chủ tịch Hạ viện John Boehner, lãnh đạo phe thiểu số Dân chủ tại Hạ viện Nancy Pelosi và thủ lĩnh phe thiểu số Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đề nghị một cuộc bỏ phiếu nhanh chóng cho cái mà ông liên tục mô tả là một hành động quân sự “có mục tiêu” chống lại chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Ông Obama một lần nữa khẳng định cuộc tấn công quân sự vào Syria khi được thực hiện sẽ "có giới hạn và sẽ không sử dụng bộ binh".

Hai nghị sỹ hàng đầu của Đảng Cộng hòa, Chủ tịch Hạ viện John Boehner và Hạ nghị sỹ Eric Cantor, đều đã lên tiếng ủng hộ một hành động quân sự mà Nhà Trắng đang ra sức vận động. Ông Boehner cũng lên tiếng hối thúc các đồng nghiệp tại quốc hội, trong cuộc bỏ phiếu vào tuần tới, hãy bỏ phiếu ủng hộ chủ trương sử dụng vũ lực của Nhà Trắng chống Syria. Hai Thượng nghị sỹ Cộng hòa John McCain và Lindsey Graham ủng hộ chủ trương phát động chiến tranh của Nhà Trắng, nhưng hối thúc Tổng thống Obama hãy phát động một chiến dịch quân sự tổng lực cho tới khi đạt tới mục tiêu lật đổ được Tổng thống Syria Assad. Ông McCain cũng hối thúc quốc hội ủng hộ kế hoạch của Tổng thống Obama.

Cùng ngày, Ngoại trưởng John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel và Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân, Tướng Martin Dempsey, cùng điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện. Phát biểu tại cuộc điều trần, ông Kerry nói rằng giờ đây là lúc Nhà Trắng và quốc hội "cùng đứng lên hành động" chống lại chế độ của Tổng thống Assad. Ông Kerry nhấn mạnh nếu không phát động tấn công Syria, điều đó sẽ phát đi một tiến hiệu nguy hiểm tới Iran, Triều Tiên và các kẻ thù khác của Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel thì cho rằng nếu không hành động để trừng phạt việc Syria sử dụng vũ khí hóa học thì việc đó sẽ làm tổn thương tới uy tín của Hoa Kỳ trong việc ngăn chặn các "kẻ thù", trong đó có việc ngăn chặn Iran chế tạo vũ khí hạt nhân.


T.N
Buộc tội Syria, sao Mỹ không sờ lên gáy mình?
Buộc tội Syria, sao Mỹ không sờ lên gáy mình?

Lý do duy nhất mà chính quyền Mỹ bám vào để biện minh cho hành động quân sự họ dự định tiến hành chống Syria là vụ tấn công bị cáo buộc có sử dụng vũ khí hóa học xảy ra tại Ghouta ở phía đông thủ đô Damascus hôm 21/8/2013.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN