Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 3 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia và Malaysia.
Indonesia tiếp tục là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này ghi nhận tổng số ca bệnh cũng như tử vong cao nhất khu vực. Trong vòng 1 ngày, số ca bệnh và tử vong mới của Indonesia cao gấp nhiều lần các nước trong khu vực.
Tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” chưa hề thấy “ánh sáng cuối đường hầm” sau nhiều tháng dịch bùng phát tại đây, bất chấp tình hình số ca mắc mới bắt đầu giảm nhẹ so với mấy ngày trước. Trong 24 giờ qua, Indonesia cũng là quốc gia có số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 cao nhất châu Á.
Philippines dịch vẫn diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày nhiều thứ 3 trong số các nước Đông Nam Á, trong khi số ca tử vong giảm so với ngày trước nữa.
Malaysia tình hình tiếp tục đáng quan ngại hơn, làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ở Malaysia khi nước này ghi nhận tới 1.529 ca bệnh mới, 6 ca tử vong vì COVID-19 trong 1 ngày qua.
Myanmar trong 24 giờ qua ghi nhận 11 trường hợp mắc COVID-19.
Thái Lan sau khi chứng kiến số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong mấy ngày gần đây đã phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. Nước này trong ngày 8/3 ghi nhận thêm 71 ca bệnh mới, song không có ca tử vong. Thái Lan dù không ghi nhận ca tử vong vì COVID-19 trong thời gian gần đây, song tình hình dịch bệnh tại nước này vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao và diễn biến phức tạp.
Campuchia dịch bệnh đang gia tăng nhanh chóng và đáng ngại khi nước này có tới 24 bệnh nhân mới trong ngày 8/3, buộc nhà chức trách phải phong tỏa nhiều tỉnh thành.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 54.597 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 154 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 2.531.734 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 2.263.438 trường hợp.
Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới, ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, ASEAN có 9 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới. Chỉ còn Brunei, Timor-Leste và Lào không có thêm ca tử vong hay mắc bệnh nào.
Số liệu dịch COVID-19 tại Đông Nam Á ngày 8/3:
Quốc gia |
Tổng số ca mắc |
Ca mắc mới |
Tổng số ca tử vong |
Ca tử vong mới |
Ca phục hồi |
Indonesia |
1,386,556 |
+6,894 |
37,547 |
+281 |
1,203,381 |
Philippines |
597,763 |
+3,356 |
12,521 |
+5 |
545,912 |
Malaysia |
314,989 |
+1,529 |
1,177 |
+8 |
294,034 |
Myanmar |
142,045 |
+11 |
3,200 |
|
131,679 |
Singapore |
60,046 |
+13 |
29 |
|
59,900 |
Thái Lan |
26,441 |
+71 |
85 |
|
25,777 |
Việt Nam |
2,524 |
+12 |
35 |
|
1,920 |
Campuchia |
1,011 |
+24 |
|
|
517 |
Brunei |
190 |
|
3 |
|
182 |
Timor-Leste |
122 |
|
|
|
94 |
Lào |
47 |
|
|
|
42 |
Tối 8/3, Thủ tướng Campuchia Hun Sen ra thông điệp khẩn về tình hình dịch COVID-19 lây lan nghiêm trọng tại Campuchia, theo đó toàn bộ các cuộc tụ tập đông người phải bị hủy bỏ.
Trong thông điệp bằng âm thanh gửi qua các phương tiện truyền thông, Thủ tướng Hun Sen cho biết tới 9h tối nay (8/3) đã phát hiện gần 50 ca nhiễm COVID-19. Những trường hợp mới phát hiện ở thủ đô Phnom Penh, Sihanoukville, Kandal và Prey Veng. Ông nhấn mạnh, đây chưa phải là kết quả cuối cùng vì cơ quan chức năng vẫn đang kiểm tra các mẫu xét nghiệm. Trong số những người lây nhiễm này có cả cảnh sát, công chức và một số nghệ sỹ.
Người đứng đầu chính phủ Campuchia kêu gọi ngừng toàn bộ các cuộc tụ tập đông người không cần thiết. Ông cũng chỉ đạo các bộ, ban ngành và cơ quan Campuchia ngừng làm việc, hoặc giảm 90% số nhân viên làm việc trong vòng 7 ngày; các doanh nghiệp tư nhân cần giảm số người làm việc hoặc làm việc từ nhà; người dân nên ở trong nhà, nếu ra ngoài phải mang khẩu trang.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 11h30 tối 8/3 (theo giờ Việt Nam), Campuchia ghi nhận tổng cộng 1.011 ca mắc COVID-19, trong đó 517 người đã được chữa khỏi và không có ca tử vong.
Trung tâm xử lý tình hình COVID-19 của Thái Lan (CCSA) ngày 8/3 thông báo nước này ghi nhận thêm 71 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 48 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Trong số 48 ca lây nhiễm trong cộng đồng, có tới 40 ca tập trung tại tỉnh Samut Sakhon. Đến nay, Thái Lan đã ghi nhận tổng cộng 26.441 ca nhiễm, bao gồm 23.580 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 2.861 ca nhập cảnh. Đã có 25.777 bệnh nhân COVID-19 bình phục và xuất viện. Hiện còn 579 bệnh nhân đang điều trị, trong khi có 85 không qua khỏi.
Tại Philippines, Bộ Y tế nước này ngày 8/3 cho biết có 3.346 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 597.763 ca. Đây là ngày thứ 4 liên tiếp Philippines ghi nhận trên 3.000 ca nhiễm mới. Số ca tử vong do COVID-19 tại nước này đã lên tới 12.521 ca. Đến nay, Philippines đã thực hiện lệnh phong tỏa gần 1 năm để phòng chống dịch COVID-19.
Ngày 8/3, Hãng hàng không Singapore Airlines cho biết sẽ bắt đầu thử nghiệm thẻ thông hành COVID-19 điện tử từ tuần tới. Đây là hãng hàng không đầu tiên thí điểm mô hình này trong bối cảnh ngành hàng không nỗ lực khôi phục sau đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Ứng dụng trên, do Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) phát triển, sẽ lưu trữ thông tin y tế của hành khách, bao gồm lịch sử xét nghiệm và tiêm vaccine ngừa COVID-19 nhằm tạo điều kiện cho việc thông hành sau khi mở cửa biên giới. Singapore Airlines cho biết hành khách đáp chuyến bay từ Singapore đi London (Anh) từ ngày 15-28/3 sẽ có cơ hội tham gia thử nghiệm ứng dụng trên nếu họ có điện thoại sử dụng phần mềm iOS. Những người tham gia chương trình thí điểm này sẽ cần xét nghiệm COVID-19 trước khi khởi hành. Họ có thể xem kết quả và xác nhận cấp phép bay ngay trên ứng dụng. Trước chuyến bay, những người này phải xuất trình trạng thái đã được xác nhận trên ứng dụng với nhân viên làm thủ tục bay.
Một số hãng hàng không khác gồm Air New Zealand và Emirates đã đăng ký thử nghiệm ứng dụng nói trên.