Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 4 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Malaysia và Myanmar.
Indonesia vẫn là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này trong ngày ghi nhận số ca bệnh cũng như tử vong mới cao nhất khu vực.
Tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” tiếp tục nghiêm trọng sau nhiều tháng dịch bùng phát tại đây và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong 24 giờ qua, Indonesia hiện là quốc gia có số ca mắc mới COVID-19 và tử vong vì dịch bệnh cao nhất châu Á. Indonesia ghi nhận 8.002 ca COVID-19 và 241 ca tử vong, qua đó nâng tổng số ca mắc bệnh và tử vong tại nước này lên lần lượt 735.124 ca và 21.944 ca.
Philippines dù dịch vẫn diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày nhiều thứ 3 trong số các nước Đông Nam Á và số ca tử vong nhiều thứ 2 khu vực với 15 người thiệt mạng.
Malaysia tình hình cũng ngày càng đáng quan ngại hơn, làn sóng dịch mới đang quay lại tấn công Malaysia khi nước này ghi nhận tới 1.870 ca bệnh mới, 6 ca tử vong vì COVID-19 trong 1 ngày qua. Malaysia là nước có số ca mắc COVID-19 trong ngày nhiều thứ 2 Đông Nam Á trong vòng 24 giờ.
Myanmar dịch bệnh cũng ngày càng diễn biến phức tạp với việc nhiều ngày liền ghi nhận số ca mắc và tử vong đều tăng nhanh. Tình hình tại quốc gia thành viên ASEAN này hiện rất đáng lo ngại với 587 ca bệnh mới và 27 người tử vong vì virus SARS-CoV-2 trong 1 ngày qua.
Thái Lan sau khi chứng kiến số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong mấy ngày gần đây đã phải quyết định lập vùng kiểm soát đặc biệt để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lan diện rộng.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 33.429 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 342 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 1.509.202 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 1.301.309 trường hợp.
Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới, ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, ASEAN có 8 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới. Trong khi đó, Lào, Campuchia và Timor Leste là những nước ASEAN không có thêm ca bệnh COVID-19 nào trong ngày 30/12.
Số liệu dịch COVID-19 tại ASEAN ngày 30/12:
Quốc gia |
Tổng số ca mắc |
Ca mắc mới |
Tổng số ca tử vong |
Ca tử vong mới |
Ca phục hồi |
Indonesia |
735,124 |
+8,002 |
21,944 |
+241 |
603,741 |
Philippines |
472,532 |
+1,014 |
9,230 |
+68 |
439,509 |
Myanmar |
123,740 |
+587 |
2,664 |
+27 |
106,121 |
Malaysia |
110,485 |
+1,870 |
463 |
+6 |
87,460 |
Singapore |
58,569 |
+27 |
29 |
|
58,411 |
Thái Lan |
6,690 |
+250 |
61 |
|
4,212 |
Việt Nam |
1,456 |
+2 |
35 |
|
1,323 |
Campuchia |
364 |
|
|
|
361 |
Brunei |
157 |
+5 |
3 |
|
149 |
Timor-Leste |
44 |
|
|
|
32 |
Lào |
41 |
|
|
|
40 |
Chính phủ Thái Lan đã cấm tất cả các cuộc tụ tập có nguy cơ làm lây lan dịch COVID-19, ngoại trừ phạm vi gia đình và các hoạt động của chính phủ. Quyết định này có hiệu lực ngay lập tức tại các khu vực có dịch.
Trong thông báo ngày 30/12, người phát ngôn Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 (CCSA) của Chính phủ Thái Lan - ông Taweesilp Visanuyothin, cho biết tại các khu vực "kiểm soát" và "kiểm soát tối đa", mọi hoạt động tập trung đông người đều bị cấm, trừ các cuộc tụ họp quy mô gia đình và các hoạt động của chính phủ.
Trong khi đó, tại các khu vực "giám sát" và "giám sát chặt chẽ", các cuộc tụ tập có thể diễn ra nếu được sự chấp thuận trước của các tỉnh trưởng. Các cuộc tụ họp gia đình và các hoạt động của chính phủ vẫn được phép.
Những người vi phạm sẽ phải đối mặt với án phạt có thể lên tới 2 năm tù giam và/hoặc phạt tiền lên đến 40.000 baht (khoảng 1.300 USD). Các tỉnh trưởng có trách nhiệm tuyên bố khu vực nào được chỉ định là vùng kiểm soát đối đa, vùng kiểm soát, vùng giám sát chặt chẽ và vùng giám sát, đồng thời áp dụng các quy định riêng về cách ly đối với những người đến địa phương.
Quyết định trên được đưa ra sau khi đợt bùng phát dịch COVID-19 mới đã lây lan ra phần lớn các tỉnh của Thái Lan. Ngày 30/12, Thái Lan ghi nhận thêm 250 ca mắc COVID-19, trong đó có 241 ca lây nhiễm trong cộng đồng, 8 ca trong khu cách ly và 1 trường hợp là người Myanmar nhập cảnh bất hợp pháp.
Đến nay, đợt bùng phát mới đã lây lan ra 48/77 tỉnh, thành ở nước này. Chon Buri là địa phương có số ca mắc mới COVID-19 cao nhất trong ngày, với 108 ca. Như vậy, tính đến trưa 30/12, Thái Lan đã xác nhận tổng cộng 6.690 ca COVID-19, trong đó có 61 ca tử vong.
Ngày 30/12, nữ y tá Sarah Lim đã trở thành người đầu tiên tại Singapore được tiêm vaccine ngừa COVID-19 do Pfizer/BioNTech sản xuất. Như vậy, Singapore là một trong số những quốc gia châu Á đầu tiên triển khai chiến dịch chủng ngừa ngăn chặn đại dịch này.
Nữ y tá 46 tuổi thuộc Trung tâm quốc gia về bệnh truyền nhiễm tại Singapore là người đầu tiên trong số 30 nhân viên y tế của trung tâm được tiêm mũi vaccine thứ nhất. Theo Bộ Y tế Singapore, những người này sẽ tiêm mũi thứ hai vào ngày 20/1/2021.
Singapore là quốc gia đầu tiên tại châu Á cấp phép sử dụng vaccine của Pfizer/BioNTech. Nước này còn ký thỏa thuận đặt trước vaccine ngừa COVID-19 của một số hãng dược khác như Moderna (Mỹ) và Sinovac (Trung Quốc). Singapore dự kiến sẽ đảm bảo đủ vaccine cho tất cả 5,7 triệu người dân nước này đến quý III/2021.
Nhằm chứng minh độ an toàn của vaccine, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tuyên bố ông cùng các cộng sự sẽ tham gia đợt tiêm vaccine. Việc tiêm vaccine tại Singapore là tự nguyện song chính phủ khuyến khích người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ.