Số ca mắc mới của toàn khối ở mức ngang bằng so với 24 giờ. Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có tới 8 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Thái Lan, Campuchia, Brunei, Myanmar, Lào và Việt Nam. Đông Nam Á vẫn là điểm dịch nóng nhất châu Á.
Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á tiếp tục là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này tiếp tục cho thấy tín hiệu hạ nhiệt, khi số ca mắc và tử vong bắt đầu giảm nhanh. Indonesia đã qua đỉnh dịch lần này và tình hình đang khả quan hơn. Trong 1 ngày qua, “quốc gia vạn đảo” ghi nhận chỉ có trên 1.000 ca bệnh mới.
Diễn biến dịch vẫn nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Malaysia tình hình dịch bệnh cũng đáng lo ngại. Nước này hiện là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh và mạnh suốt mấy tuần vừa qua.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua không công bố số liệu về diễn biến dịch. Tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày trước cũng ở mức báo động.
Thái Lan là điểm nóng dịch mới khi số ca lây nhiễm cộng đồng tăng mạnh trong vài tuần gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 29/9 ghi nhận thêm trên 10.000 ca bệnh mới, trong khi số ca tử vong là 122 người, tăng nhẹ so với mức của mấy ngày trước đó.
Campuchia có xu thể tăng trở lại so với mấy ngày trước đây, với 881 bệnh nhân mới và 15 ca tử vong trong một ngày qua. Song Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, Campuchia đang tính nới lỏng giãn cách xã hội.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 261.769 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 659 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên trên 12 triệu ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là trên 11 triệu trường hợp.
Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 8/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới, trong khi 2 nước không công khai số liệu.
Diễn biến dịch COVID-19 tại Đông Nam Á ngày 29/9:
Quốc gia |
Tổng số ca mắc |
Ca mắc mới |
Tổng số ca tử vong |
Ca tử vong mới |
Ca phục hồi |
Indonesia |
4,213,414 |
+1,954 |
141,826 |
+117 |
4,034,176 |
Philippines |
2,535,732 |
+12,805 |
38,164 |
+190 |
2,365,229 |
Malaysia |
2,220,526 |
|
25,935 |
|
2,020,099 |
Thái Lan |
1,591,829 |
+10,414 |
16,620 |
+122 |
1,459,786 |
Việt Nam |
779,398 |
+8,758 |
19,098 |
+162 |
583,509 |
Myanmar |
462,608 |
+1,542 |
17,682 |
+51 |
416,927 |
Campuchia |
111,673 |
+881 |
2,302 |
+15 |
102,222 |
Singapore |
91,775 |
|
85 |
|
76,221 |
Lào |
23,488 |
+547 |
17 |
+1 |
5,568 |
Brunei |
6,950 |
+137 |
40 |
+1 |
4,722 |
Lào nỗ lực ngăn chặn làn sóng lây nhiễm mới trong cộng đồng
Lào đang tăng cường các biện pháp phòng chống dịch do lo ngại nguy cơ bùng phát đợt dịch COVID-19 mới trong cộng đồng.
Cơ quan y tế Lào đã lập thêm bệnh viện dã chiến tại thủ đô Viêng Chăn để ứng phó với trường hợp lây nhiễm phức tạp hơn, đồng thời mua thêm 50 xe cứu thương để phân bổ cho 11 tỉnh trên cả nước nhằm cải thiện công tác vận chuyển bệnh nhân COVID-19.
Công an thủ đô Viêng Chăn cũng vừa thông báo bổ sung các đối tượng được phép ra vào thành phố trong giai đoạn phong toả. Theo đó, có 4 đối tượng được phép đi qua các chốt kiểm soát để ra vào thủ đô gồm: Xe chở hàng hoá và xe dự án nhà nước; cá nhân được phân công bởi cơ quan nhà nước đi thực thi công vụ; người bệnh hoặc xe y tế và người tham gia sản xuất nông nghiệp gần các tỉnh không có vùng đỏ.
Bộ Y tế Lào ngày 29/9 cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 547 ca mới và 1 ca tử vong. Trong số đó có tới 535 ca lây nhiễm trong cộng đồng, còn lại là các ca nhập cảnh được cách ly ngay. Thủ đô Viêng Chăn vẫn đứng đầu cả nước về số ca lây nhiễm trong cộng đồng với 173 ca.
Như vậy, trong nhiều ngày qua, thủ đô Viêng Chăn liên tục ghi nhận số ca lây nhiễm trong cộng đồng ở mức ba con số.
Tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp tại các tỉnh, thành phố lớn khác như Champasak, Luang Prabang , Savannakhet... Đáng chú ý, tỉnh Khammuon ngày 29/9 cũng có số ca lây nhiễm trong cộng đồng tăng cao với 141 ca. Đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào là 23.488 ca, trong đó có 17 ca tử vong.
Indonesia đẩy nhanh tiêm chủng
Trong bối cảnh Tuần lễ thể thao quốc gia Indonesia (PON) sắp diễn ra tại tỉnh Papua vào tháng 10 tới, Chính phủ Indonesia đã yêu cầu đẩy nhanh chương trình tiêm chủng tại tỉnh cực Đông này nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây lan dịch bệnh COVID-19 tại các địa điểm đăng cai sự kiện này.
Ngày 29/9, Bộ trưởng Điều phối văn hóa và Phát triển con người Indonesia Muhadjir Effendy cho biết, Bộ Y tế cùng lực lượng vũ trang (TNI-Polri) cũng đã triển khai lực lượng đến Papua hỗ trợ đẩy nhanh chương trình tiêm chủng, phấn đấu đến cuối tháng 9 đạt 70% tiêm phòng ở tất cả các khu vực đăng cai PON. Chính phủ cũng yêu cầu tất cả khán giả đến tham dự PON đều phải tiêm chủng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19. Bộ trưởng cho biết thêm, Ban tổ chức PON cho phép tối đa 25% sức chứa các địa điểm diễn ra các trận đấu.
Cùng ngày, Trưởng nhóm điều chỉnh hành vi cộng đồng, thuộc Lực lượng đặc nhiệm phòng chống COVID-19 của Indonesia, ông Sonny Harry B. Harmadi cho biết chính phủ nước này tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống COVID-19 nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra làn sóng lây nhiễm thứ 3.
Tín hiệu tích cực trong công tác phòng chống dịch của Malaysia
Tại Malaysia, công tác phòng chống dịch COVID-19 ở nước này đã đón nhận nhiều thông tin tích cực, với hệ số lây nhiễm, tỷ lệ nhập viện và tỷ lệ điều trị tích cực đều giảm.
Bộ Y tế Malaysia cho biết tính hết ngày 28/9, ước tính 61,1% dân số nước này đã hoàn thành tiêm chủng. Nếu chỉ tính những người từ 18 tuổi trở lên, Malaysia có 85,1% đã hoàn thành tiêm chủng và trong nhóm thiếu niên có 37,7% đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine, trong đó 1,1% hoàn thành tiêm chủng.
Cùng với Chương trình tiêm chủng quốc gia (NIP) gia tăng độ bao phủ, ngày 28/9, hệ số lây nhiễm cơ bản (RO) ở Malaysia chỉ còn 0,88 (1 người lây cho 0,88 người), mức thấp nhất trong 1 tháng. Bên cạnh đó, tỷ lệ nhập viện cũng giảm xuống còn 69,4%.