Chương trình chia sẻ vaccine COVAX đạt dấu mốc phân phối được 1 tỷ liều

COVAX - chương trình chia sẻ vaccine ngừa COVID-19 toàn cầu do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên minh vaccine Gavi đồng hành, tính đến ngày 15/1 đã đạt dấu mốc phân phối 1 tỷ liều. Có tổng cộng 144 nước và vùng lãnh thổ đã tiếp nhận số vaccine viện trợ này.

Chú thích ảnh
Nhân viên LHQ kiểm tra lô vaccine ngừa COVID-19 theo cơ chế COVAX được chuyển tới Tunis, Tunisia. Ảnh: THX/TTXVN

Được khởi xướng vào năm 2020, COVAX đặt mục tiêu đến cuối năm 2021 phân phối 2 tỷ liều vaccine cho các nước có thu nhập trung bình và thấp. Như vậy, COVAX mới chỉ hoàn thành được 50% mục tiêu đề ra mà nguyên nhân được xác định là do hành động tích trữ vaccine của các nước giàu hơn, lệnh hạn chế xuất khẩu của các nước sản xuất vaccine và thay đổi trong kế hoạch hành động của COVAX. 

Tháng 2/2021, COVAX bắt đầu phân phối vaccine tới các nước và 1/3 số vaccine do các nước giàu viện trợ, trong khi kế hoạch ban đầu của COVAX là phân phối vaccine trực tiếp cho các nước thông qua một chương trình có nguồn vốn tài trợ lên tới 10 tỷ USD. Chính thay đổi này đã dẫn đến sự trì hoãn khi các nước viện trợ vaccine thường xuyên yêu cầu gửi vaccine trực tiếp cho các nước mà họ chọn lựa. 

Số lượng vaccine được phân phối theo COVAX gia tăng mạnh trong thời gian gần đây, song tình trạng bất bình đẳng về vaccine vẫn là điều đáng lo ngại. Theo báo cáo của WHO có 67% dân số tại các nước giàu hơn đã hoàn thành tiêm chủng cơ bản, trong khi tỷ lệ này ở những nước nghèo hơn chỉ là 5%. Hơn 40% dân số trên thế giới còn chưa được tiêm mũi đầu tiên.

Hiện Gavi đang tìm kiếm thêm nhiều nguồn vốn nhằm hiện thực hóa mục tiêu của WHO tiêm chủng cho 70% dân số tại những nước nghèo hơn vào tháng 7 năm nay.

Lan Phương (TTXVN)
Mũi vaccine tăng cường Covaxin của Ấn Độ giúp tăng kháng thể chống biến thể Omicron
Mũi vaccine tăng cường Covaxin của Ấn Độ giúp tăng kháng thể chống biến thể Omicron

Ngày 12/1, công ty công nghệ sinh học Ấn Độ Bharat cho biết việc dùng vaccine Covaxin ngừa COVID-19 của hãng này để tiêm tăng cường sau 6 tháng kể từ khi hoàn thành liều tiêm cơ bản có thể tạo kháng thể trung hòa biến thể Omicron và Delta của virus SARS-CoV-2.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN