Cỗ máy in tiền của FED sẽ tăng công suất? Ảnh: Getty Image |
Ngày 16/12/2015, FED quyết định tăng lãi suất, kết thúc 7 năm duy trì mặt bằng lãi suất gần bằng 0, chấm dứt toàn diện chính sách nới lỏng định lượng bắt đầu từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008 nhằm kích thích kinh tế.
Tuy nhiên, việc FED và hàng loạt ngân hàng trung ương các nước thực thi chính sách nới lỏng định lượng đã tạo ra bong bóng giá tài sản, nhất là trên thị trường chứng khoán và thị trường hàng hóa cơ bản.
Vào ngày 20/1, Chỉ số MCSI toàn cầu đã chính thức xác định chứng khoán thế giới bước với tình trạng “thị trường con gấu” (thị trường xu thế giảm). Trước đó, thảm họa đã xảy ra trên thị trường chứng khoán Trung Quốc và “thị trường con gấu” còn được xác nhận đối với chứng khoán Nhật Bản.
Bầu không khí u ám cũng bao trùm thị trường hàng hóa cơ bản. Giá dầu vẫn trượt dốc không phanh, ngày 20/1 đã phá mốc 27 USD/thùng, giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2003 và dự báo chưa thể quay đầu hồi phục sớm được. Tia hi vọng cũng chưa thể lóe lên đối với giá của hàng hóa đầu vào khác như quặng sắt, quặng đồng…
Sự đi xuống liên tục của giá tài sản, theo ông Ray Dalio, người sáng lập quỹ đầu tư rủi ro lớn nhất toàn cầu Bridgewater, cuối cùng, sẽ buộc FED phải thay đổi quan điểm, trở lại thực hiện chính sách nới lỏng định lượng, khởi động QE4 và việc ra sức tuyên truyền cho chu kỳ thắt chặt sẽ chỉ xảy ra duy nhất một lần.
Tuy nhiên, khi trả lời phỏng vấn hãng CNBC, ông Ray Dalio cho rằng lần thực hiện chính sách nới lỏng định lượng tiếp theo của các ngân hàng trung ương sẽ khó hơn trước nhiều, phải phối hợp với biện pháp tài chính mới có hiệu quả, đồng thời bày tỏ lo ngại FED sẽ không quan tâm tới điều này
Vấn đề, theo ông Ray Dalio, là nếu tình hình tiếp tục trượt theo hướng sai lầm, giá tài sản sẽ tiếp tục lao dốc, kinh tế thế giới sẽ rơi vào tình trạng suy thoái.