Cách các nước xử lý lượng vaccine ngừa COVID-19 dư thừa?

Trong khi một số quốc gia chật vật tìm kiếm vaccine ngừa COVID-19 thì có những nước khác đau đầu không biết xử lý ra sao đối với lô hàng vaccine dư thừa đặt mua trước đó.

Chú thích ảnh
Vaccine ngừa COVID-19 của Johnson & Johnson. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo đài BBC, một số quốc gia đã ra lệnh cấm sử dụng các loại vaccine của hai hãng AstraZeneca và Johnson & Johnson đối với nhóm người trẻ tuổi do lo ngại rủi ro gặp tác dụng phụ đông máu.

Cụ thể, Đan Mạch là quốc gia đầu tiên loại bỏ vaccine AstraZeneca ra khỏi chương trình tiêm chủng, làm dấy lên làn sóng về mối quan tâm đối những liều vaccine dư thừa.

Trong một động thái dứt khoát, Cộng hòa Séc đã đề nghị mua lại “toàn bộ vaccine AstraZeneca của Đan Mạch”. Các nước như Estonia, Lít-va và Lithuania cũng bày tỏ sự quan tâm.

Tại sao lại dư thừa vaccine?

Ngày càng xuất hiện nhiều lo ngại về các trường hợp đông máu hiếm gặp - và đôi khi gây tử vong, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý y tế trên thế giới chỉ ra nguy cơ mà COVID-19 mang lại còn lớn hơn nhiều.

Dựa trên số liệu của cơ quan quản lý dược phẩm Vương quốc Anh, trong 10 triệu người được tiêm vaccine AstraZeneca, chỉ xuất hiện 40 trường hợp gặp hiện tượng máu đông và 10 người trong số đó tử vong. Tỷ lệ sẽ là một phần một triệu, tương đương tỷ lệ gặp tai nạn giao thông hàng năm.

Tuy nhiên, cơ quan y tế Đan Mạch đã quyết định ngừng sử dụng vaccine AstraZeneca do khẳng định họ vẫn có những loại vaccine khác và phần nào kiểm soát được đại dịch.

Quyết định này đồng nghĩa với việc Đan Mạch còn dư thừa 2,4 triệu liều vaccine AstraZeneca trước đó đặt mua.

Mối liên hệ giữa vaccine Johnson & Johnson và tình trạng đông máu cũng đang được điều tra. Cho đến khi cuộc điều tra kết thúc và có kết quả, 100 triệu liều vaccine này ở Mỹ vẫn sẽ tồn trong kho.
Hiện vaccine Johnson & Johnson và vaccine AstraZeneca đang tạm ngưng sử dụng tại Nam Phi. Để tránh bị lãng phí, Nam Phí đã quyết định bán 1 triệu liều vaccine AstraZeneca cho 14 quốc gia châu Phi khác. 

Ngoài những liều vaccine được bán cho những nước cần, vaccine tồn kho sẽ được dự trữ trong kho. Cả vaccine của AstraZeneca và Johnson & Johnson đều được dự trữ ở nhiệt độ tủ lạnh và dễ dàng trong việc vận chuyển so với vaccine Pfizer – khi cần phải trữ lạnh -70 độ C.

Tuy nhiên, những vaccine này đều có hạn sử dụng tùy thuộc vào nhà sản xuất.

Chú thích ảnh
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Mashantucket, Connecticut, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Vậy thế giới có bao nhiêu vaccine dư thừa?

Chưa có số liệu chính thức trên toàn cầu về lượng vaccine không sử dụng đến song cụ thể tại các khu vực cũng cho thấy bức tranh một phần. Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu (ECDP), tính đến ngày 15/4, Đan Mạch đã nhận được 202.920 liều vaccine, trong đó 150.671 liều đã được sử dụng.

Dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cho thấy nhiều bang vẫn chưa sử dụng đến hơn 20% số vaccine nhận về. Tại Tây Virginia, 1/4 liều vaccine có sẵn chưa được sử dụng mặc dù đã gần hết cư dân sẵn sàng tiêm chủng.

Liệu có hệ thống chia sẻ vaccine?

COVAX là một hệ thống quốc tế được thành lập nhằm đảm bảo vaccine được chia sẻ một cách công bằng giữa các quốc gia giàu, nghèo. Dẫn đầu hệ thống này là Tổ chức Y tế Thế giới, Liên minh vaccine Toàn cầu (Gavi) và Liên minh Đổi mới Chuẩn bị Phòng chống Dịch (Cepi).

Đến cuối năm 2021, COVAX hy vọng sẽ vận chuyển trên 2 tỷ liều vaccine cho 190 quốc gia.

Một phần nhiệm vụ của hệ thống này là phân phối lại các khoản tài trợ vaccine dự phòng từ các nước giàu cho các nước nghèo.

Cụ thể, Vương quốc Anh đã đặt hàng khoảng 450 triệu liều vaccine và cam kết tài trợ phần lớn lượng vaccine dụ phòng của mình cho các nước nghèo. Các quốc gia giàu có khác cũng đã có những cử chỉ đoàn kết với những quốc gia nghèo. Tuy nhiên, họ phải đối mặt với những lời chỉ trích vì cho đến nay vẫn chưa phát ngôn chính thức về số lượng liều dự phòng định quyên góp.

Bảo Hà/Báo Tin tức
Khủng hoảng vaccine COVID-19: Mấu chốt không nằm ở ‘sự cố’ AstraZeneca hay J&J
Khủng hoảng vaccine COVID-19: Mấu chốt không nằm ở ‘sự cố’ AstraZeneca hay J&J

Một trong những thách thức nghiêm trọng nhất thế giới phải đối mặt thời kỳ hậu COVID-19 chính là tình trạng bất bình đẳng phân phối vaccine giữa các nước giàu với nước nghèo.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN