Bộ trưởng Quốc phòng Italy lên tiếng về việc rời sáng kiến Vành đai, Con đường

Bộ trưởng Quốc phòng Guido Crosetto nói rằng Italy dự định rời Vành đai, Con đường nhưng “không gây tổn hại” cho mối quan hệ giữa Rome và Bắc Kinh.

Chú thích ảnh
Công nhân gỡ một tấm panô về diễn đàn Vành đai, Con đường tại Bắc Kinh năm 2019. Ảnh: AFP

Ông nêu rõ: “Vấn đề hôm nay là làm thế nào để rút khỏi Vành đai, Con đường mà không gây tổn hại quan hệ song phương. Bởi vì thực tế Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh nhưng cũng là một đối tác”.

Trong tháng 5, Thủ tướng Giorgia Meloni nói rằng Italy có thể có mối quan hệ tốt với Trung Quốc ngay cả khi không còn là một phần của Vành đai, Con đường. Tờ Politico (Mỹ) nhận định phát biểu của Bộ trưởng Crosetto là lời xác nhận đầu tiên về ý định của Italy rời khỏi Vành đai, Con đường.

Đó là bình luận của Bộ trưởng Guido Crosetto trong bài phỏng vấn được đăng tải hôm 30/7 trên tờ Corriere della Sera. Ông cho rằng việc gia nhập Vành đai, Con đường cách đây 4 năm của chính quyền tiền nhiệm đã không hỗ trợ nhiều trong thúc đẩy xuất khẩu của Italy. Tuy nhiên, xuất khẩu từ Trung Quốc sang Italy đã tăng vọt.

Hãng thông tấn Reuters (Anh) đưa tin Italy gia nhập Vành đai, Con đường năm 2019. Italy còn là thành thành viên duy nhất của Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ký Bản ghi nhớ Vành đai, Con đường với Trung Quốc.

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto. Ảnh: Reuters

Vành đai, Con đường hướng đến tái xây dựng con đường Tơ lụa cũ kết nối Trung Quốc với châu Á, châu Âu và xa hơn nữa qua chi tiêu lớn vào cơ sở hạ tầng, đường bộ và tuyến đường vận tải biển.

Theo dữ liệu được công bố vào tháng 3 năm nay, Trung Quốc đã chi 240 tỷ USD cho vay cứu trợ 22 quốc gia trong đó có Argentina, Pakistan, Sri Lanka trong giai đoạn từ 2008-2021. Gần 80% khoản cho vay cứu trợ khẩn cấp này được đưa ra sau năm 2016.

Sau cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 27/7 tại Nhà Trắng, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni cho biết chính phủ của bà có thời hạn đến tháng 12 để đưa ra quyết định về Vành đai, Con đường và cũng tuyên bố rằng bà sẽ sớm đến thăm Bắc Kinh.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn hôm 29/7 với chương trình tin tức TG5 trên truyền hình Italy, Thủ tướng Meloni nói rằng đó là “nghịch lý” khi Italy là một phần của Vành đai, Con đường nhưng không phải là quốc gia thuộc G7 có mối liên hệ thương mại mạnh mẽ nhất với Trung Quốc. Bà lập luận: “Điều này cho thấy bạn có thể sở hữu quan hệ và đối tác thương mại tốt ở ngoài Vành đai, Con đường”.

Hà Linh/Báo Tin tức (Theo Reuters)
Xung đột Nga-Ukraine và Sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc
Xung đột Nga-Ukraine và Sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc

Cuộc xung đột hiện nay sẽ gây hậu quả trực tiếp đối với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) trong bối cảnh Trung Quốc có mối quan hệ tốt đẹp với cả Nga và Ukraine.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN