Thông báo của viện trên lưu ý: “Do tính chất phức tạp và cấp thiết của tình hình, việc cung cấp vaccine riêng cho từng tổ chức là một thách thức. Chúng tôi hối thúc tất cả các tổ chức và cá nhân tiếp cận vaccine thông qua các cơ quan nhà nước và hệ thống chăm sóc y tế tư nhân”.|
Ngoài ra, từ tháng 7 tới, nước này có thể tăng sản lượng của vaccine AstraZeneca lên 100 triệu liều/tháng, tăng đáng kể so với mức 60 - 70 triệu liều mỗi tháng hiện nay. Tuy nhiên, mốc tăng sản lượng này muộn hơn hai tháng so với mốc dự định ban đầu.
* Cùng ngày, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha cho biết nước này sẽ tìm cách mua thêm khoảng 35 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 từ 2 hoặc 3 nhà sản xuất khác, ngoài việc mua 65 triệu liều vaccine đã được đặt mua.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha nhấn mạnh điều này sẽ bổ sung cho việc chính phủ mua 65 triệu liều vaccine từ hai nhà sản xuất AstraZeneca và Sinovac Biotech. Trong số 35 triệu liều vaccine mới, 10 - 15 triệu liều sẽ do khu vực tư nhân mua để tiêm cho nhân viên của họ và điều này sẽ tiết kiệm tiền cho chính phủ.
Thái Lan bắt đầu chiến dịch tiêm chủng từ ngày 28/2 với ưu tiên dành cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao là các chuyên gia y tế và những người tiếp xúc gần với bệnh nhân. Chiến dịch tiêm chủng của nước này ban đầu dựa vào việc nhập khẩu vaccine do công ty Sinovac Biotech có trụ sở tại Trung Quốc phát triển và sau đó sẽ sử dụng vaccine AstraZeneca do công ty Siam Bioscience ký hợp đồng sản xuất trong nước để tiêm chủng cho khoảng 35 triệu người.
Tính đến ngày 20/4, hơn 2,1 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, trong đó có 117.000 liều vaccine AstraZeneca, đã đến Thái Lan. Tới nay, Thái Lan đã tiêm tổng cộng 712.610 liều vaccine ngừa COVID-19.