3 mũi tấn công Mỹ của Trung Quốc?

Trung Quốc đang tiến hành “3 cuộc chiến chống lại Mỹ như là một phần của chiến lược Chống tiếp cận (A2/AD) nhằm đánh bật sự hiện diện của quân đội Mỹ ra khỏi châu Á và kiểm soát vùng biển gần bờ biển của nước này, một nghiên cứu của Lầu Năm Góc mới đây cho biết.

Một báo cáo về các hình thức chiến tranh trong tương lai của Lầu Năm Góc đã mô tả 3 cuộc chiến mà Trung Quốc đang triển khai chống Mỹ bao gồm các hoạt động tâm lý, truyền thông và pháp lý. Đây là các biện pháp sử dụng "công nghệ quân sự" bất đối xứng nhằm thay thế cho một cuộc xung đột tiềm năng liên quan đến vũ khí hạt nhân và thông thường.

Báo cáo bí mật dài 566 trang trên cũng đưa ra lời cảnh báo rằng, chính phủ và quân đội Mỹ thiếu công cụ hiệu quả đối phó với các cuộc chiến tranh phi truyền thống như trên, đồng thời lưu ý học viện quân sự Mỹ không dạy các nhà lãnh đạo quân sự trong tương lai của họ về các hình thức tác chiến phi truyền thống của Trung Quốc, cũng như thúc giục Lầu Năm Góc nỗ lực hơn nữa để hiểu được mối đe dọa này và có các biện pháp đối phó.

Tàu chiến Mỹ và Trung Quốc suýt đụng nhau trên biển Đông năm 2013.


Báo cáo trên nhấn mạnh đến việc việc vận dụng 3 mũi tấn công trên của Trung Quốc đối với Mỹ trong các khu vực tranh chấp tại vùng biển Thái Bình Dương, được thể hiện qua vụ suýt đụng độ nguy hiểm giữa tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Cowpens và một tàu hải quân Trung Quốc năm ngoái; vụ va chạm giữa một máy bay Mỹ giám sát EP- 3E và một máy bay phản lực của Trung Quốc năm 2001 và sự khiêu khích ngày càng tăng của Trung Quốc trong các tranh chấp hàng hải ở Biển Hoa Đông và Biển Đông.

"3 mũi tiến công trên là hình thức chiến tranh linh hoạt ba chiều tạo thành một cuộc chiến dưới các phương tiện khác nhau. Đó là cách thức được Trung Quốc lựa chọn ở Biển Đông”, Giáo sư tại Đại học Cambridge Stefan Halper, người phụ trách báo cáo, nói. 

Theo báo cáo trên của Lầu Năm Góc, việc sử dụng 3 chiến thuật trên của Trung Quốc dựa trên cơ sở Bắc Kinh cho rằng thời đại thông tin tiên tiến đã làm cho vũ khí hạt nhân  khó có thể sử dụng trong các cuộc xung đột thông thường, nên rất khó đạt được những mục tiêu chính trị. Mục tiêu của Trung Quốc là có được nguồn tài nguyên, ảnh hưởng, lãnh thổ và thể hiện ý chí quốc gia trong khu vực.

“Các biện pháp trên của Trung Quốc nhằm chống lại sức mạnh của Mỹ. Washington là 1 trong 4 đối tượng chính của những chiến dịch này, nó cũng là một phần của chiến lược Chống tiếp cận A2/AD tại khu vực Biển Đông", báo cáo cho biết.

Lầu Năm Góc đang quan tâm đến các loại vũ khí công nghệ cao của Trung Quốc, chẳng hạn như tên lửa chống vệ tinh và khả năng tác chiến không gian mạng, vì những vũ khí đó được thiết kế để ngăn chặn quân đội Mỹ xâm nhập vào khu vực hoặc hoạt động một cách tự do ở đó. Đối với Mỹ, 3 hình thức chiến tranh trên cũng nhằm hạn chế Mỹ triển khai sức mạnh ở châu Á nhằm hỗ trợ các đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc.

Việc sử dụng các biện pháp tấn công tâm lý, phương tiện truyền thông và pháp lý của Trung Quốc là một phần của nỗ lực nhằm tăng "sự nghi ngờ về tính hợp pháp về sự hiện diện của Mỹ ở khu vực".

Một mục tiêu khác của Trung Quốc là để hạn chế hoạt động do thám của Mỹ thông qua việc “quấy rối” các máy bay và tàu chiến nhằm hạn chế việc Lầu Năm Góc triển khai lực lượng hải quân Mỹ thường xuyên tới khu vực này.

"Dù các biện pháp trên không phải là phương tiện có thể thay đổi cuộc chơi, nhưng nó cũng có tác động đáng kể”, báo cáo kết luận.


CT

Mỹ thử nghiệm trực thăng không người lái hiện đại
Mỹ thử nghiệm trực thăng không người lái hiện đại

Hải quân Mỹ vừa thử nghiệm một máy bay trực thăng không người lái hiện đại với việc hạ cánh thành công trong điều kiện tầm nhìn hạn chế do tuyết rơi hoặc cát bay.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN