Sau giai đoạn chững lại vào tháng 10, lãi suất huy động ở nhiều ngân hàng có xu hướng tăng trở lại kể từ đầu tháng 11 đến nay.
Trước áp lực bán tháo của phiên sáng, sang phiên chiều 7/11, TTCK vẫn không có sự chuyển biến tích cực dù có sự nỗ lực phục hồi. Theo đó, đà giảm của chỉ số lúc co hẹp nhưng lại có lúc nới rộng do các nhóm ngành ngân hàng, chứng khoán giảm sâu trong phiên.
Theo báo cáo phân tích của Maybank Investment Bank (MSVN), trong thời gian qua, thị trường chứng khoán (TTCK) liên tục có sự biến động do ảnh hưởng không nhỏ của nền kinh tế chung. Trong đó, nguyên nhân chính đến từ việc điều chỉnh tỷ giá, tăng lãi suất điều hành, lạm phát… khiến TTCK như “mắc cạn”, đang tìm lối thoát để vượt qua trong thời gian tới.
Mở cửa phiên sáng 7/11 trong sắc đỏ, càng gần về cuối phiên, áp lực bán lan rộng khiến chỉ số VN-Index càng "chìm" sâu trong sắc đỏ. Trong đó, mã cổ phiếu bất động sản (BĐS) bị bán tháo mạnh nhất.
Cuộc đua lãi suất thời gian qua liên tục nóng, nhất là sau 2 đợt điều chỉnh lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Có thời điểm lãi suất huy động cao nhất tại một số ngân hàng đã lên mức 10-11%/năm. Tuy nhiên, đến nay, mức lãi suất này đã không còn được niêm yết.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 1887/QĐ-NHNN Phê duyệt “Kế hoạch của ngành Ngân hàng triển khai Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2022 - 2025”.
Sau khi đỏ sàn trong phiên sáng, chiều 4/11, VN-Index tiếp tục đà giảm nhưng lực giảm không mạnh.
Mở cửa phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index lao dốc thẳng đứng khiến tâm lí nhà đầu tư hoang mang, lực bán tăng nhanh và VN-Index cũng nhanh chóng rơi xuống dưới ngưỡng hỗ trợ 1.000 điểm.
Thời gian qua, thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam đã khẳng định được vai trò là kênh huy động vốn quan trọng đối với doanh nghiệp, “chia sẻ” rất hiệu quả gánh nặng cho kênh tín dụng ngân hàng và hiện vẫn khá tiềm năng. Chính phủ và cơ quan quản lý sẽ tiếp tục phát triển kênh huy động vốn này bằng việc nghiên cứu các giải pháp để doanh nghiệp đẩy mạnh phát hành trái phiếu ra công chúng, theo hướng tới phát triển an toàn, minh bạch và bền vững.
Lãi suất huy động của các ngân hàng liên tục tăng mạnh sau 2 lần Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng lãi suất điều hành thêm 1% và trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng lên 6%, khiến dòng tiền chuyển hướng "chảy" vào tiết kiệm khi nhiều kênh đầu tư khác đầy rủi ro.
Mặc dù khối lượng giao dịch bình quân trên sàn HoSE tăng gần 4% so với tháng 9 nhưng giá trị thanh khoản trên thị trường lại giảm hơn 14%.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các nhà kinh tế tại ngân hàng đa quốc gia Goldman Sachs dự báo FED có thể tăng lãi suất lên 4,75-5% vào tháng 3/2023, cao hơn 0,25 điểm phần trăm so với mức dự báo trước đây.
Ngày 27/10, nhiều ngân hàng lớn đồng loạt điều chỉnh biểu lãi suất huy động, tăng mạnh từ 0,8 - 1,4%/năm so với trước.
Trong phiên chiều 27/10, TTCK bất ngờ tăng nhảy vọt tăng. Chốt phiên, VN-Index tăng gần 35 điểm và lên 1.028 điểm; HNX-Index tăng hơn 7 điểm và dừng ở 213 điểm. Đáng chú ý, trong phiên này, nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài bán ròng mạnh với hơn 1,1 tỷ mã cổ phiếu trong khi mua ròng khoảng 900 triệu mã cổ phiếu nhưng thị trường vẫn “xanh mướt”.
Trong phiên sáng 27/10, giao dịch sôi động hơn khi nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn là điểm đến của dòng tiền; thanh khoản được cải thiện, cộng thêm nhiều cổ phiếu ngân hàng, bluechip khởi sắc đã giúp VN-Index tăng hơn 8 điểm và dù chịu áp lực bán gia tăng ở những phút cuối.
Đề cập về việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng lãi suất điều hành lần thứ 2 trong hơn một tháng qua, Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia nhận định: "Khi lãi suất tăng, giá đồng tiền tăng lên. Nếu không tăng lãi suất thì đồng nghĩa chúng ta tự phá giá đồng tiền của mình. Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ giá hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam, làm lạm phát tăng".
Sau quyết định nâng trần lãi suất tiền gửi từ 1 tháng đến dưới 6 tháng từ mức 5%/năm lên thành 6%/năm của Ngân hàng Nhà nước, nhiều ngân hàng thương mại đã đồng loạt tăng kịch trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng.
Từ mức giảm gần 24 điểm, VN-Index quay đầu đi lên và chốt phiên sáng 25/10 đã bật tăng 11,55 điểm.
Tối 24/10, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết: Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng...được tăng thêm 1 điểm % từ ngày 25/10.
Sau khi thủng mốc 1.000 điểm trong phiên sáng, thị trường tiếp tục “mò đáy” cùng với các chỉ số chính trên thị trường suy yếu. VN-Index tiếp tục nới rộng mức giảm lên hơn 33 điểm và xuống ở mức 986 điểm; HNX-Index giảm gần 8 điểm, xuống mức 209 điểm.
Mở cửa phiên giao dịch sáng 24/10, TTCK tăng điểm xanh nhẹ. Thế nhưng, trước sự thận trọng của nhà đầu tư, các chỉ số chính nhanh chóng quay đầu giảm điểm ngay sau đó. Càng về cuối phiên, chỉ số VN-Index giảm càng mạnh và đâm thủng mốc 1.000 điểm.