Serbia xác nhận mua hệ thống phòng không FK-3 của Trung Quốc

Lãnh đạo Serbia đã lên tiếng xác nhận việc nước này mua hệ thống phòng không FK-3 của Trung Quốc.

Chú thích ảnh
Hệ thống phòng không HQ-22/FK-3 của quân đội Trung Quốc. Ảnh: defensenews.com

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic ngày 13/4 nhấn mạnh nước này mua FK-3 một cách minh bạch, tuân thủ pháp luật và các quy định. Trước đó, vào ngày 9/4 xuất hiện thông tin rằng Không quân Trung Quốc đang chuyển giao thiết bị phòng không cho Serbia bằng máy bay vận tải Y-20.

Tờ Global Times cho biết FK-3 là phiên bản xuất khẩu của hệ thống tên lửa phòng không HQ-22 của quân đội Trung Quốc. Nhiều nhà phân tích Trung Quốc nhận định rằng FK-3 có thể nâng cao đáng kể năng lực quốc phòng Serbia.

Tổng thống Vucic nhấn mạnh người dân Serbia tự hào khi tự bảo vệ quốc gia của mình thay vì để Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thực hiện điều này.

FK-3 là hệ thống tên lửa phòng không hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết và triển khai được ở môi trường điện từ trường phức tạp. FK-3 có thể đánh chặn các mục tiêu như máy bay cánh cố định, thiết bị bay không người lái, tên lửa hành trình, tên lửa không đối đất chiến lược và trực thăng.

Tổng biên tập tạp chí Aerospace Knowledge (Trung Quốc) Wang Ya'nan nhận định FK-3 sẽ đóng vai trò rất quan trọng đối với Serbia ở thời điểm tình hình an ninh ở châu Âu đang biến động.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng với vai trò là một hệ thống phòng không, FK-3 về bản chất mang tính phòng thủ và sẽ không gây ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định khu vực.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 11/4 trong cuộc họp báo thường kỳ có đề cập đến việc Trung Quốc cử máy bay vận tải của quân đội nước này đến Serbia để chuyển thiết bị quân sự bình thường. Ông Triệu Lập Kiên nhấn mạnh dự án này không liên quan đến tình hình hiện tại ở châu Âu và không nhắm đến bên thứ ba.

Hà Linh/Báo Tin tức
Thỏa thuận an ninh của Trung Quốc với Solomon 'báo động' khu vực Thái Bình Dương
Thỏa thuận an ninh của Trung Quốc với Solomon 'báo động' khu vực Thái Bình Dương

Không giống như căn cứ ở Djibouti, nơi Trung Quốc có các lợi ích thương mại trong khu vực cần bảo vệ, sự hiện diện ở quần đảo Solomon của Bắc Kinh có thể nhằm cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN