Nga sẽ hiện đại hoá tên lửa phòng không ở thủ đô Moskva

Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu cho biết Quân đội Nga sẽ hoàn thiện quá trình hiện đại hoá các hệ thống phòng không và tên lửa ở thủ đô Moskva trong năm nay.

Chú thích ảnh
Một phần của hệ thống Razvyazka. Ảnh: Zvezda TV

Theo đài RT (Nga), phát biểu tại cuộc họp cấp bộ trưởng về vấn đề mua sắm quốc phòng hôm 23/3, ông Shoigu nhấn mạnh tiến trình hiện đại hoá các hệ thống phòng không và tên lửa liên quan đến sự thay đổi thành phần của các lực lượng được giao nhiệm vụ bảo vệ thủ đô. Ông nhấn mạnh Nga sẽ thành lập một lữ đoàn mới được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung S-350 Vityaz.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga nói thêm rằng hệ thống Razvyazka sẽ được đưa vào sử dụng, đề cập đến chương trình hiện đại hóa trạm radar mặt đất ở vùng Moskva kéo dài hàng thập kỷ, đóng vai trò là thành tố trong cấu trúc kiểm soát không gian quân sự của Nga.

Cụ thể, trạm radar sẽ được trang bị ăng-ten truyền 15 x 100 mét và ăng-ten thu 50 x 100 mét nằm cách nhau vài km. Trạm radar này chuyên theo dõi các tàu vũ trụ nhỏ, chẳng hạn như vệ tinh CubeSat. Các chuyên gia quân sự tin rằng cơ sở này cũng cung cấp thông tin mục tiêu cho các hệ thống tên lửa chống vệ tinh và chống tên lửa đạn đạo tiên tiến của Nga.

Giới lãnh đạo Liên Xô đã chọn Moskva là địa điểm sẽ được bảo vệ trước một cuộc tấn công hạt nhân có thể xảy ra khi ký Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM) với Mỹ hồi năm 1972. Hiệp ước cấm cả hai quốc gia triển khai các hệ thống ABM, coi chúng là mối đe doạ làm suy giảm khả năng răn đe hạt nhân của cả Mỹ và Liên Xô, nhưng cho phép một ngoại lệ duy nhất cho mỗi bên.

Năm 2002, Tổng thống Mỹ khi đó là George W Bush đã rút khỏi thỏa thuận này. Ông tuyên bố rằng Mỹ cần một hệ thống ABM cấp quốc gia để bảo vệ đất nước trước mối đe doạ từ Iran và Triều Tiên.

Về phần mình, Moskva đã mô tả động thái này là bước đầu tiên trong chính sách lâu dài của Washington nhằm phá bỏ cân bằng quân sự chiến lược, làm tổn hại đến lợi ích an ninh quốc gia của Nga trong tiến trình này.

Hải Vân/Báo Tin tức (Theo RT)
Lý do Ukraine không chọc giận Trung Quốc dù Bắc Kinh gần gũi với Moskva
Lý do Ukraine không chọc giận Trung Quốc dù Bắc Kinh gần gũi với Moskva

Tổng thống Ukraine muốn duy trì quan hệ với Trung Quốc như là nhà đầu tư, đối tác thương mại và nhà trung gian hòa giải tiềm năng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN