‘Xoay trục’ tới châu Á: Putin đã vượt qua Obama?

Cuối cùng, thế giới đã chứng kiến sự xoay trục mạnh mẽ sang châu Á, nhưng không phải là Mỹ mà là Nga với chính sách “hướng Đông” của mình. Biểu hiện rõ nhất là Tổng thống Nga Putin vừa ký một thỏa thuận năng lượng khổng lồ trị giá tới 400 tỷ USD, cung cấp khí đốt cho Trung Quốc trong vòng 30 năm.

Thỏa thuận trên còn giúp làm nhẹ bớt các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine và làm suy yếu đe dọa châu Âu sẽ cắt nhập khẩu khí đốt từ Nga. Tổng thống Nga Putin đã cho phương Tây thấy rằng Moskva đã có đối tác khác.

Khó cô lập Nga


Thỏa thuận năng lượng mới giữa Trung Quốc và Nga thực sự là một sự trêu ngươi đối với Mỹ, khi Washington cho rằng đã cô lập được Moskva sau các sự kiện ở Ukraine. Thậm chí Đức còn đang muốn đoạn tuyệt với Nga. Và giờ đây, ông Putin có trong tay một hợp đồng mới ký trong thời hạn 30 năm với một đối tác có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.

Tổng thống Mỹ Obama (trái) và Tổng thống Nga Putin.


Tương phản với ông Putin, Tổng thống Mỹ Obama trong chuyến công du tới Nhật Bản tháng trước cũng nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại quan trọng, đàm phán hiệp Hiệp định kinh tế đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nhưng ông đã trở về tay trắng.

Liệu nhóm chuyên gia và cố vấn chính sách ngoại giao của ông Obama có nhận thấy được những gì đang xảy ra? Đối với họ, thỏa thuận này đánh dấu một bước thụt lùi của Mỹ. Khi đề cập đến thỏa thuận năng lượng Nga-Trung, dựa vào những phân tích về Nga và Cộng đồng các quốc gia độc lập, chuyên gia phân tích Andrew Kuchin thuộc Trung tâm Phân tích Chiến lược Quốc tế (CSIS), cho rằng toàn bộ việc xoay trục châu Á của Nga đã được bắt đầu tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Vladivostok vào tháng 9/2012. Hội nghị đó đã đánh dấu một bước quan trọng trong thỏa thuận của Moskva với các tổ chức đa quốc gia ở châu Á và chuẩn cho việc "tái cân bằng" sâu hơn nữa của Moskva tới khu vực này.

Theo ông Kuchin, thỏa thuận là biểu hiện cao nhất cho mối quan hệ về lợi ích tương đồng Nga-Trung. Tương tự như vậy, quan điểm của ông Dmitri Tren, chuyên gia phân tích thuộc Quỹ hòa bình quốc tế Carnegie cũng xem thỏa thuận là sự “củng cố cho việc xoay trục châu Á của Nga”.

Các chuyên gia của Viện Brooking (Mỹ) thì cho rằng thỏa thuận trên có thể mang lại lợi ích cho không chỉ cho Nga và Trung Quốc mà còn “cho tất cả chúng ta”. Thỏa thuận là “một sự bổ sung mới vào nguồn cung cấp khí tự nhiên cho thế giới, thông qua đầu tư vào cơ sở hạ tầng để phân phối tới những nơi bị cô lập về mặt địa lý. Đơn giản, thế giới sẽ có nhiều và rẻ hơn khí tự nhiên, do có nhiều nguồn cung hơn. Nhiều khí tự nhiên hơn đồng nghĩa với an ninh năng lượng toàn cầu được bảo đảm.

Kết thúc trật tự thế giới đơn cực

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Nga Putin.


Điều quan trọng nhất của thỏa thuận này là 2 đối thủ “đáng gờm” nhất của Mỹ đã bắt tay nhau. Nó đánh dấu một thay đổi quan trọng trong cán cân quyền lực thế giới. Trên thực tế, tại Hội nghị Các biện pháp xây dựng niềm tin ở châu Á (CICA) được tổ chức ở Trung Quốc mới đây, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đề xuất một hệ thống an ninh mới bao gồm Trung Quốc Nga và phớt lờ Mỹ.

Đây là một tín hiệu cho thấy sự thống trị thế giới của Mỹ đang yếu hơn nhiều so với tưởng tượng. Nếu kế hoạch trên hoàn thành, nó sẽ đánh dấu sự kết thúc một phần tư thế kỷ đơn cực và hình thành trật tự thế giới “đa thành phần”.


Đối với Tổng thống Obama, chiến lược xoay trục sang châu Á của ông giờ đây dường như không còn quan trọng nữa. Chẳng thế mà chiến lược này đã vắng bóng trong bài phát biểu của ông tại Đại học West Point về chính sách đối ngoại của Mỹ. Việc Mỹ rút khỏi Trung Đông, từ Ai Cập tới Saudi Arabia, từ Libya tới Syria và tầm ảnh hưởng của Mỹ đang ở mức thấp nhất trong 40 qua là một việc không cần phải bàn cãi.

Mặc dù việc rút quân là một phần trong kế hoạch cắt giảm ngân sách quốc phòng quy mô lớn (sẽ xuống mức 3% vào năm 2017) của Mỹ, nhưng nó lại diễn ra trong bối cảnh khi Nga đang hiện đại hóa quân đội và Trung Quốc xây dựng một lực lượng vũ trang với hệ thống vũ khí tiên tiến có khả năng khắc chế Mỹ tiếp cận với các vùng biển ở Thái Bình Dương.

Sự suy giảm không phải là một điều tồi tệ, nó là một lựa chọn. Trong trường hợp này, đó là lựa chọn của ông Obama.


Công Thuận(Washington Post)

Khủng hoảng Ukraine giúp Nga xoay trục tới châu Á?
Khủng hoảng Ukraine giúp Nga xoay trục tới châu Á?

Có hai yếu tố thúc đẩy mối quan hệ giữa Nga với các nước châu Á và cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang tạo động lực để sự "xoay trục" này tăng tốc. Tuy nhiên, sự thận trọng trong việc thể hiện lập trường của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh đang cố gắng tránh đối đầu với cả Nga và Mỹ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN