Theo đó, các nỗ lực của Nga trong việc thúc đẩy sự điều chỉnh chính sách của Washington theo hướng có lợi hơn cho Moskva đã thất bại.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Nga dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump (trái) dường như rất khó đoán định. |
Sự thất bại này không chỉ thể hiện qua việc
Mỹ tấn công quân đội chính phủ Syria mà còn qua việc một số nhân vật thân cận bị loại khỏi đội ngũ cố vấn của ông Trump, chẳng hạn cựu cố vấn an ninh Michael Flynn, người quản lý chiến dịch tranh cử Paul Manafort, thành viên Hội đồng An ninh quốc gia Steve Bannon.
Không phải đến vụ Mỹ tấn công Syria nhằm trả đũa việc quân đội chính phủ của Tổng thống Assad sử dụng vũ khí hóa học hay việc ông Donald Trump đánh giá về quan hệ Mỹ - Nga gần đây mà các chỉ trích về việc ông này làm “gián điệp” của Nga đã dần biến mất.
Năm 2005 Nga vẫn còn hỗ trợ Mỹ trong việc thực hiện các chiến dịch ở Afghanistan và cho phép Washington sử dụng các căn cứ quân sự ở Kyrgyzstan. Mỹ đã sử dụng các tuyến đường sắt và đường hàng không của Nga.
Năm 2002 Tổng thống Mỹ thứ 43 George Bush đã chủ động ca ngợi ông Putin do Washington cần sự ủng hộ của Nga trong việc tấn công Afghanistan và Iraq. Trong giai đoạn “tái cài đặt” quan hệ Mỹ - Nga dưới thời Tổng thống Barack Obama Mỹ vẫn cần phải sử dụng căn cứ quân sự của Nga ở Ulyanovsk. Các Tổng thống Mỹ đã thăm Nga 14 lần trong giai đoạn từ 2004 đến 2013.
Diễn biến quan hệ Mỹ - Nga trong hơn hai thập kỷ qua đã đến lúc cần phải có sự xem xét, đánh giá lại một cách toàn diện. Tất nhiên, bối cảnh hiện nay dưới thời của Tổng thống Donald Trump có một số khác biệt cơ bản.
Ông Trump chưa từng có phát ngôn nào bất lợi về ông Putin. Hơn nữa, đội ngũ cố vấn của ông Trump cũng thường xuyên gặp gỡ với các nhà ngoại giao Nga và một số trong số này được cho đã nhận tiền từ các công ty của Nga.
Dù chính sách ban đầu trong quan hệ với Nga như thế nào thì rõ ràng áp lực của Quốc hội, giới chuyên gia và truyền thông Mỹ đang buộc Tổng thống Mỹ phải điều chỉnh chính sách với Moskva. Gần đây ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên của Tổng thống Vladimir Putin, tuyên bố rằmg
quan hệ Nga - Mỹ đang ở tình trạng tồi tệ nhất từ trước tới nay.
Sự điều chỉnh lớn trong chính sách đối với Nga của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang diễn ra. Mặc dù Tổng thống Trump vẫn coi NATO đã “lỗi thời” và từng ám chỉ việc Mỹ có thể chấp nhập chuyện Nga sáp nhập bán đảo Crimea, song chính sách thân thiện với Nga đã thay đổi trong vài tuần gần đây.
Hiện nay các phương tiện truyền thông Nga đang đề cập việc cần kết thúc “ảo tưởng” trong quan hệ với Mỹ. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev vẫn khẳng định, ngay cả trước cuộc tấn công Syria của Mỹ thì các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào nước này sẽ không có hồi kết.
Sự thay đổi này không chỉ diễn ra từ phía chính quyền Mỹ. Sau khi ông Trump nhậm chức, Nga cũng đã gia tăng triển khai tên lửa hành trình, các phi công Nga thường xuyên “thử thách” tàu chiến Mỹ ở Biển Đen…
Các nghị sỹ đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đã gia tăng áp lực đối với ông Trump sau các
cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử Tổng thống ở Mỹ. Nhiều cố vấn của ông Trump bị các cơ quan an ninh quốc gia và tình báo điều tra.
Cuối cùng, ông Trump đã phải công nhận rằng Nga đã cố gắng tác động, gây ảnh hưởng đối với cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ. Các chuyên gia Mỹ cùng chung nhận định rằng ông Trump sẽ không thể xây dựng đội ngũ an ninh quốc gia có quan điểm thân Nga. Nếu ông Trump cố gắng làm điều này thì cũng sẽ gặp phải rào cản từ phía Quốc hội Mỹ.
Ngoài ra, áp lực của ông Trump với các đồng minh châu Âu trong việc tăng chi tiêu quốc phòng chắc chắn khiến ông Putin không hài lòng. Brexit cũng ít khả năng khiến London gần gũi hơn với Moskva.
Hai ứng cử viên hàng đầu cho vị trí Thủ tướng Đức trong kỳ bầu cử sắp tới và ứng cử viên Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đều có quan điểm cứng rắn với ông Putin. Trong bối cảnh này thì sự điều chỉnh chính sách với Nga của chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng là điều dễ hiểu.