Tại sao Mỹ “miễn cưỡng” đánh bom các giếng dầu của IS?

Mỹ và các lực lượng liên minh thất bại trong việc tìm và phá hủy hoàn toàn cơ sở hạ tầng dầu mỏ nằm trong vùng lãnh thổ mà IS kiểm soát.

Các chiến dịch không kích của Mỹ và liên quân đã tránh nhằm vào các giếng dầu do IS kiểm soát ở Iraq và Syria. Ảnh: BI

Có một số thông tin mới được tiết lộ gần đây liên quan đến chiến lược chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS). Một khía cạnh nhiều người thấy lo ngại là sự thất bại rõ ràng của Mỹ và các lực lượng liên minh trong việc tìm và phá hủy hoàn toàn cơ sở hạ tầng dầu mỏ nằm trong vùng lãnh thổ mà IS kiểm soát, vốn chiếm một phần đáng kể trong thu nhập hàng năm của tổ chức khủng bố này.


Tranh luận tiếp tục nổ ra về việc nếu liên quân muốn tác động đến chiến dịch của mình, họ nên nhằm mục tiêu vào các nguồn thu nhập chính của IS, và bóp nghẹt kinh phí hoạt động của chúng. Nhưng tại sao cơ sở hạ tầng dầu mỏ của IS vẫn tồn tại? Đây có phải là kết quả của một sự thất bại tình báo? Do sơ suất hay là có một lý do có chủ đích hơn?


Dữ liệu từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho thấy các mục tiêu cơ sở hạ tầng dầu mỏ của IS thực sự không phải là ưu tiên hàng đầu của không quân Mỹ. Các tòa nhà và các vị trí quân sự nhận được phần lớn sự chú ý của liên minh, và chỉ có 260 mục tiêu liên quan đến dầu mỏ đã bị phá hủy kể từ khi các chiến dịch không kích bắt đầu, trong tổng số 16.075 mục tiêu bị đánh bom. Và hiện còn rất nhiều mục tiêu liên quan đến dầu mỏ của IS vẫn tồn tại.


Hiện nay, chúng ta biết chắc chắn nguồn thu nhập của IS chủ yếu là từ việc bán dầu thô tại các trạm bơm. Thị trường lớn nhất của tổ chức này không phải là từ xuất khẩu, mà thông qua doanh số bán hàng trong nước, thị trường độc quyền ở miền Bắc Syria.


Bên cạnh đó, IS cũng có các nguồn thu khác ngoài dầu. Ví dụ, năm ngoái, trong sự hỗn loạn ở miền bắc Iraq, các nhóm khủng bố đã chuyển sang cướp tài sản, và lấy trộm hơn 500 triệu USD từ các ngân hàng. IS cũng thu thuế mức cao đối với người dân địa phương sống dưới sự cai trị của chúng. Các nguồn này quan trọng hơn nhiều so với doanh thu thường được báo cáo là từ việc bắt cóc con tin và buôn bán nô lệ tình dục. Điều này cho thấy dầu là quan trọng, nhưng không phải là một “viên đạn bạc” để liên quân có thể làm gián đoạn các hoạt động của nó.

 

Vì vậy, một lý do tiềm năng mà Mỹ và liên quân không dứt khoát làm gián đoạn các hoạt động buôn bán dầu của IS có lẽ để bảo quản cơ sở hạ tầng nhằm tái thiết sau cuộc xung đột. Điều này rõ ràng đã có tiền lệ, bởi vì lực lượng liên quân đã cố gắng làm điều này ở Iraq và Afghanistan trong thời gian gần đây. Đây là một bài học kinh nghiệm rút ra từ Kuwait năm 1991.


Một khả năng khác là Mỹ không muốn gây ra bất kỳ thiệt hại môi trường nào ở khu vực xung quanh, một bài học cũng được rút ra từ cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất. Khi đối mặt với một cuộc chiến tranh mở và tiêu diệt kẻ thù, sẽ rất ít trường hợp chính phủ đặt vấn đề môi trường trong các quyết định tấn công chống lại đối phương. Cách tiếp cận này chưa có tiền lệ.


Một kịch bản nữa, có lẽ hợp lý nhất, là ngăn chặn các vấn đề nhân đạo trầm trọng hơn, và để duy trì nguồn cung dầu mỏ cho các nhóm nổi dậy chiến đấu chống cả IS và Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Sự thiệt hại về nhiên liệu trong khu vực này sẽ là vô cùng bất lợi cho người dân địa phương, phần lớn sử dụng máy phát điện hoạt động dựa vào dầu của IS. Điều này cũng diễn ra với tất cả các nhóm đang chiến đấu chống IS - tất cả họ đều nhận nhiên liệu từ các giếng bơm của kẻ thù. Nếu không có nhiên liệu, điều này có thể cản trở các nỗ lực chiến đấu trên bộ, và thậm chí khiến người dân địa phương ngả theo IS hơn nữa.


Vì dầu rất quan trọng đối với nhiều thường dân đang nằm dưới sự cai trị của IS, việc làm gián đoạn các hoạt động dầu mỏ phải được tính đến trong bất kỳ chiến lược lâu dài nào trong khu vực.


Công Thuận (Theo O.P)
Mỹ và phương Tây đang chống IS hay Nga?
Mỹ và phương Tây đang chống IS hay Nga?

Tờ nhật báo cánh hữu Libero (Italy) số ra mới đây đăng bài phân tích của nhà bình luận Maurizio Del Pietro với nhận định rằng, phương Tây đã mắc một sai lầm nghiêm trọng khi đứng ra bảo vệ cho Thổ Nhĩ Kỳ chơi trò hai mặt.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN