Trong lịch sử, Trung Đông vẫn là một khu vực cạnh tranh đầy tính phức tạp. Đặc biệt căng thẳng khu vực ngày càng tăng sau khi làn sóng Cách mạng Mùa xuân Ả rập xuất hiện, khiển khu vực vốn dĩ đã bấp bênh lại càng bị hủy hoại nghiêm trọng hơn từ những mâu thuẫn lợi ích giữa các quốc gia lớn nhỏ. Tuy nhiên, Nga và Israel luôn xoay xở duy trì mối quan hệ tốt đẹp.
Chỉ tính riêng năm nay, Tổng thống Vladimir Putin đã 3 lần gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Thông qua lối tiếp cận ngoại giao tinh tế, Moskva duy trì mối quan hệ thân thiết, gần gũi với Israel. Thực tế Israel một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ chưa bao giờ là vấn đề đối với Moskva. Bản thân Nga vẫn tiếp tục phát triển mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, hai quốc gia thù địch với Israel, đồng thời cũng quản lý để giải quyết các mối quan tâm của Israel.
Theo kênh truyền RT, đối với Nga, Israel không chỉ là một đối tác địa chính trị quan trọng sở hữu năng lực hạt nhân và có vị trí nằm ở trung tâm khu vực hỗn loạn nhất thế giới. Đây cũng là nơi trú ngụ của khoảng 1,3 triệu người nước ngoài đến từ các nước hậu Xô Viết. Nhóm người này đóng một vai trò quan trọng đối với Nga khi nước này điều chỉnh cách tiếp cận với Tel Aviv.
Ngay cả trong cuộc chiến Syria - nơi Israel hy vọng kiềm chế ảnh hưởng của Iran, Tel Aviv cũng chưa từng để xảy ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong quan hệ với Nga.
Tuy nhiên, cuộc đột kích các mục tiêu ở Latakia, Syria vào tối 17/9 và sự cố một máy bay quân sự của Nga bị bắn hạ có thể gây tổn hại nghiêm trọng tới mối quan hệ Nga-Israel.
Tel Aviv luôn kiên quyết trong quan điểm tăng cường sự kìm kẹp đối với Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Iran trong khu vực, vì vậy các hành động gần đây của nước này có thể là một nỗ lực nhằm nhắc nhở mọi người rằng cuộc khủng hoảng Syria vẫn có các bên khác liên quan, trong đó có họ. Sự cố máy bay Nga bị bắn hạ diễn ra cùng thời điểm Tổng thống Nga Putin gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdorgan và nhất trí thiết lập khu phi quân sự tại Idlib, Syria.
Tối 17/9, các kiểm soát viên không lưu tại căn cứ không quân Hmeymim đã bị mất liên lạc với phi hành đoàn máy bay Il-20 khi nó đang từ bầu trời Địa Trung Hải quay trở về căn cứ.
Bộ Quốc phòng Nga đã xác nhận máy bay Il-20 bị bắn hạ, cho rằng phía Israel đã sử dụng máy bay Nga làm lá chắn, khiến hệ thống phòng không S-200 Syria bắn trúng. Hãng Sputnik dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Israel đã thông báo cho Nga về chiến dịch tấn công của nước này tại Syria thông qua đường dây nóng chỉ 1 phút trước khi cuộc oanh tạc bắt đầu. Vì thế, phía Nga không có đủ thời gian để chuyển hướng máy bay Il-20 đến khu vực an toàn.
Cụ thể, bốn tiêm kích F-16 của Israel bất ngờ oanh tạc các mục tiêu ở Latakia ngay trong đêm và bay qua Địa Trung Hải ở tầm thấp. Chiếc Il-20 lúc này đang tuần tra cùng khu vực và bị một quả tên lửa đất đối không S-200 của Syria bắn trúng, trong một hành động đáp trả lại vụ tấn công của Israel.
Phản ứng trước cáo buộc của Nga, quân đội Israel bày tỏ "rất tiếc" về việc các quân nhân Nga thiệt mạng trong sự cố này, song đổ lỗi cho chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, tổ chức Hezbollah, và Iran phải chịu trách nhiệm về vụ việc.