Điều gì xảy ra nếu Donald Trump thắng cử?

Có khả năng là chủ nghĩa dân túy của Trump sẽ nhạt nhòa, nhiệm kỳ tổng thống của ông sẽ hứng chịu tổn thất và cuối cùng là một thất bại.

Donald Trump, người đã hứa hẹn sẽ xây một bức tường ở biên giới Mexico (và buộc Chính phủ Mexico phải chi trả cho nó), đồng thời bằng cách này hay cách khác tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo (IS), đẩy lui sức mạnh của Tổng thống Putin và điều chỉnh sự mất cân bằng về thương mại với Trung Quốc, đang ở trên quỹ đạo giành thắng lợi bầu cử cho đảng Cộng hòa của Mỹ. Và điều đó đáng để cân nhắc.

Một nhiệm kỳ tổng thống của Trump sẽ như thế nào? Tất cả những lời khoác lác ầm ĩ của Trump cho thấy ông cực kỳ thiếu chi tiết: thậm chí ông Obama ngay từ năm 2007 đã cho thấy khá rõ ràng rằng ông sẽ bắt đầu một cuộc chiến bằng máy bay không người lái ở Pakistan. Ngoài những lời nói vô vị rõ ràng mang tính công kích và nói luyên thuyên rời rạc về cả việc yêu và ghét nhiều người (đôi khi là cùng một người), Trump đã che giấu chính sách thực sự của mình, nếu ông ta thực sự có nó.

Nhưng điều đó thực sự không quan trọng lắm khi xem xét một nhiệm kỳ tổng thống của Trump, bởi vì Trump, giống như tất cả các tổng thống, phải tuân thủ các quy tắc: không tổng thống Mỹ nào định rõ nước Mỹ, và không tổng thống nào sẽ làm vậy.

Ứng cử viên Donald Trum phát biểu trong chiến dịch vận động tranh cử ở Fort Worth, bang Texas ngày 26/2. Ảnh: AFP/TTXVN

Các tổng thống Mỹ có những sự kiềm chế mạnh mẽ giúp kìm hãm chứng hoang tưởng tự đại. Họ phải làm việc trong thời gian tối đa 8 năm, bị ràng buộc bởi một hiến pháp mạnh mẽ, đã đi vào truyền thống mà rất khó thay đổi. Những vị tổng thống kém cỏi không cần phải bị lật đổ, chỉ đơn giản là tiếp tục tồn tại. Các kẻ thù của tổng thống đánh dấu từng ngày và tập trung sức lực của họ vào cuộc bầu cử tiếp theo thay vì nổi loạn và nội chiến.

Điều này ngăn không cho bất kỳ tổng thống nào tồn tại đủ lâu để thiết lập những hình thức sùng bái cá nhân cần thiết để thực sự thay đổi nước Mỹ. Ngay cả gia tộc Bush, một triều đại chính trị nếu có lúc nào đó từng tồn tại, hầu như không có sự tiếp nối giữa cha và con, với hai nhiệm kỳ tổng thống được nhớ đến như là những vấn đề rất khác biệt.

Điều này cũng có nghĩa là các tổng thống có quá nhiều thời gian để sử dụng quá nhiều quyền lực. Về mặt khoa học chính trị, nó được gọi là “vốn liếng chính trị” – nhiều nhân tố xã hội ủy mị bao gồm ảnh hưởng, hối lộ, những lời hứa hẹn, dối trá và thiện chí mà buộc người dân phải nghe theo tổng thống. Cuối cùng, tất cả các tổng thống đều cạn kiệt vốn liếng.

Chẳng hạn, Tổng thống Obama lên nắm quyền với nhiều vốn liếng chính trị vào năm 2009: ông đã đắc cử với khoảng cách tách biệt, đã kiểm soát cả hai viện của quốc hội và hầu như không có tư tưởng của người đi trước mà người ta có thể dùng để chỉ trích ông. Nhưng bất kể các lợi thế này, Obama đã sử dụng gần hết vốn liếng của mình trong một năm để ban hành cải cách về chăm sóc y tế của mình, được biết đến rộng rãi là Obamacare. Đó là một thành tích rất lớn: cơ cấu lại ngành công nghiệp bảo hiểm y tế của Mỹ là thay đổi ngành công nghiệp trị giá 3000 tỷ USD của nền kinh tế, hay khoảng 17% tổng GDP của Mỹ.

Từ đó, các thành tựu của Obama đã trở nên "thường" hơn. Gần như đã sử dụng tất cả vốn liếng chính trị của mình vào Obamacare, ông đã phải tự bằng lòng với những thắng lợi chiến thuật nhỏ mà, trong khi chúng chắc chắn sẽ định rõ nhiệm kỳ tổng thống của ông, đã không làm thay đổi được nước Mỹ.

Chấp nhận kết hôn đồng giới; đó là hành động của Tòa án tối cao Mỹ. Cải cách luật súng đạn? Một vài hành động mang tính hành pháp có thể kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của ông. Biến đổi khí hậu? Phần lớn vẫn tiếp tục.

So sánh điều này với người tiền nhiệm George W. Bush của ông, mà những thành tựu quan trọng của ông này là cắt giảm thuế và Chiến tranh Iraq. Bush đã nỗ lực cải cách chính sách nhập cư và an sinh xã hội, nhưng đã chẳng đi đến đâu do vốn liếng của ông đã bị tiêu tốn vào những sự cắt giảm thuế và tiến hành Chiến tranh Iraq.

Nói cách khác, hầu hết các tổng thống có một đến hai vấn đề lớn mà họ thay đổi, một vài vấn đề nhỏ mà họ sửa đổi và vô số vấn đề mà họ chẳng bao giờ đụng đến.

Nhưng tại sao? Không chỉ đơn thuần là Mỹ bị chia rẽ một cách tài tình trong nội bộ: cơ quan lập pháp và tòa án cân bằng với tổng thống. Đó cũng là vì quy mô to lớn của nước Mỹ: để tiến hành thay đổi có ảnh hưởng sâu rộng, tổng thống trước tiên phải truyền đạt các kế hoạch đã nói cho cả nước, xây dựng đà chính trị và đưa chính sách vào thực tế hiện tại: phương tiện truyền thông đòi hỏi các cuộc phỏng vấn, người dân đòi hỏi những sự đảm bảo, các chính trị gia đòi hỏi sự ủng hộ. Vấn đề càng gây tranh cãi thì càng đòi hỏi nhiều sức lực.

Truyền đạt một thông điệp đến hàng chục triệu cử tri là một công việc nặng nề: việc khiến họ đồng ý, chứ chưa nói tổ chức để thúc đẩy các chính trị gia của họ cũng làm như vậy, thậm chí còn khó khăn hơn. Đây là lý do chủ chốt tại sao các nền dân chủ nhỏ hơn dường như có thể thay đổi đường hướng một cách nhanh chóng: việc quốc hữu hóa chăm sóc sức khỏe ở nước Bỉ nhỏ bé chưa bao giờ phức tạp như Obamacare.

Trump chỉ có thể hoàn thành một đến hai vấn đề lớn, và sau đó là một vài vấn đề nhỏ hơn, vậy ông ta có thể sẽ đi đến đâu?

Đề xuất chính sách cụ thể duy nhất của Trump là bức tường Mexico của ông – một chính sách chắc chắn thất bại. Hãy giả sử rằng một nhiệm kỳ tổng thống của Trump cũng đi cùng với một quốc hội thân thiện của đảng Cộng hòa; việc nhận được kinh phí cho một bức tường sẽ tương đối dễ dàng. Nhưng việc bắt Mexico phải chi trả cho nó thì sao? Đây là nơi Trump sẽ thất bại đầu tiên.

Tỷ phú Trump đang cho rằng các nhà nước-dân tộc cũng giống như các doanh nghiệp, mà trong đó các doanh nghiệp lớn, giàu có và quan trọng được quyền thiết lập các điều khoản của mối quan hệ. Điều này có thể đúng, nhưng các nhà nước-dân tộc không dựa vào lợi nhuận: các giới tinh hoa được thúc đẩy bởi quyền lực, đều do sự đồng thuận của người dân đem lại. Và chẳng cần nói cũng biết rằng người Mexico đánh giá thấp bức tường đã được nói đến.

Bất kỳ chính trị gia Mexico nào dũng cảm đương đầu với Trump sẽ dễ dàng giành được sự mến mộ. Không hề dọa nạt Mexico bằng lối nói chuyện cứng rắn, Trump thực sự sẽ trao sức mạnh cho các kẻ thù của mình bên trong Mexico. Trump không thể đe dọa Mexico bằng chiến tranh: công chúng Mỹ sẽ không bao giờ tán thành việc đó. Ông cũng không thể ban hành các biện pháp trừng phạt hay cắt đứt quan hệ với láng giềng phía Nam của Mỹ: tác động về kinh tế sẽ gây đau đớn đến nỗi Quốc hội Mỹ sẽ chẳng bao giờ xem xét đến nó. Do đó ông sẽ bị mắc kẹt khi than vãn về việc Chính phủ Mexico vô dụng như thế nào trong khi nhìn các chính trị gia Mexico chống đối Trump lên nắm quyền.

Sau đó, Trump có thể sẽ nỗ lực để bắt đầu tiến hành trục xuất hàng loạt: điều này chắc chắn sẽ được một quốc hội thân thiện của đảng Cộng hòa ban hành với sự thích thú. Nhưng việc trục xuất người nhập cư bất hợp pháp cũng sẽ làm mất đi một lực lượng lao động giá rẻ. Giá cả cũng sẽ gia tăng trong các lĩnh vực phụ thuộc vào người nhập cư bất hợp pháp; một phản ứng chính trị dữ dội mà sẽ làm cạn kiệt vốn của Trump sẽ diễn ra sau đó.

Sau đó, rất có thể Trump chỉ có thể hoàn thành những vấn đề nhỏ. Bị suy yếu sau thất bại thảm hại với Mexico, Trump sẽ đi loạng choạng từ cuộc khủng hoảng này sang cuộc khủng hoảng khác, tính toán sai trên vũ đài toàn cầu. Trump sẽ, giống như George W. Bush trước ông, cuối cùng rút ra được bài học rằng lối nói chuyện cứng rắn kết thúc bằng việc trao sức mạnh cho các kẻ thù của Mỹ thay vì dọa nạt họ. Các đối thủ có kỷ luật như Nga và Trung Quốc sẽ lợi dụng những sai lầm.

Chẳng hạn, Nga sẽ sử dụng nhiệm kỳ tổng thống của Trump như một cơ hội để làm suy yếu cả NATO lẫn EU. Người châu Âu có lý khi lo sợ về một nhiệm kỳ tổng thống của Trump: Trump có khả năng sẽ kéo cuộc xung đột với Nga lên một tầm cao mà hầu như chẳng người châu Âu nào mong muốn. Sự không được lòng dân sâu sắc này sẽ là một cơ hội để Nga làm suy yếu liên minh NATO: các mục tiêu chủ chốt sẽ là Đức và Pháp, mặc dù giọng điệu bài Hồi giáo của Trump có thể lôi kéo được các đồng minh của ông ở Pháp sau cuộc tấn công khủng bố ở Paris.

Trong khi đó, Trump sẽ cần phải thực hiện một màn diễn chiến tranh chống IS, nhưng sẽ thấy rằng đó là một vấn đề gay go khi tiến hành một cuộc chiến lớn chống lại tổ chức khủng bố này. Đã sử dụng gần hết vốn liếng của mình để trấn áp thẳng tay người nhập cư và xây dựng bức tường của mình, Trump sẽ tập trung vào các chiến thắng tuyên truyền thay vì các thắng lợi thực chất: khoác lác ầm ĩ về các cuộc không kích có thể sẽ là một phần nhỏ trong màn diễn của ông. Bất chấp nỗi sợ hãi Hồi giáo ngày càng gia tăng ở Mỹ, hầu như không người Mỹ nào muốn đưa 10.000 binh sỹ trở lại các chiến trường Iraq.

Có thể hiểu điều Trung Quốc đang nói là việc Trump sẽ hoàn thành được ít nhất. Trong khi Trung Quốc chắc chắn sẽ có một thập kỷ đầy khó khăn ở phía trước, kỷ luật chính sách đối ngoại của Trung Quốc sẽ phát triển mạnh trước lối hành động thất thường của Trump. Khi Trump có thể tìm cách lôi kéo báo giới và chi phối các tiêu đề, ông ta sẽ tìm kiếm những thắng lợi chiến thuật, trong thời gian ngắn mà không có lợi cho các giải pháp dài hạn. Thay vì tỏ ra là cường quốc có lý ở Thái Bình Dương, ông có thể thúc đẩy các nước Thái Bình Dương xem Trung Quốc là nước có trách nhiệm hơn trong hai nước. Điều này có thể hủy hoại phần lớn cấu trúc an ninh và kinh tế của Thái Bình Dương khi các nước phải vật lộn để điều chỉnh cho thích nghi với Trung Quốc hay vạch ra một đường lối độc lập với cả Mỹ và Trung Quốc.

Chẳng hạn, Nhật Bản có thể coi việc tái vũ trang của nước này là một bước đi xa hơn: xem nước Mỹ của Trump là một bất lợi hơn là một mối lợi, Nhật Bản có thể quyết định một lần nữa nổi lên như một nước lớn để thách thức cả Mỹ và Trung Quốc. Trong khi đó, sẽ rất có khả năng là chủ nghĩa dân túy của Trump sẽ tỏ ra nhạt nhòa, nhiệm kỳ tổng thống của ông sẽ hứng chịu tổn thất và cuối cùng là một thất bại.

Trump thiếu những kỹ năng của một tổng thống thành công, và chúng ta chưa thấy bất cứ cố vấn nào sẽ cứu ông ta khỏi chính bản thân. Có lý khi cho rằng ông sẽ nhanh chóng để mất quốc hội vào tay đảng Dân chủ và một nhiệm kỳ thứ hai sẽ thực sự đáng nghi ngờ. Khi người Mỹ xem xét kỹ lưỡng một nhiệm kỳ tổng thống của Trump thực sự có ý nghĩa gì, họ sẽ được tổ chức và tiếp sức để tạm dừng các chính sách của ông ta. Một số trong đó sẽ đến từ chính các thành viên đảng Cộng hòa: Trump không phải là một người bảo thủ kiên định và chắc chắn sẽ thay đổi từ vấn đề này sang vấn đề khác khi chiều hướng dư luận thay đổi. Điều này sẽ khiến hầu như chẳng có ai ưa thích ông.

Cuối cùng, các lực lượng như vậy sẽ bắt kịp ông: ở nước Mỹ bị phân cực sâu sắc, sự bôi nhọ chỉ là một điều cỏn con. Nếu ông có một nhiệm kỳ thứ hai, nó sẽ như là một con thú bị thương, không thể làm được gì nhiều ngoài việc duy trì bức tường Mexico của mình và đưa ra những tuyên bố gây sốc. Sẽ có sự an ủi phần nào trong đó.

TTK/Tin Tức
"Cơn sóng thần" Donald Trump
"Cơn sóng thần" Donald Trump

Giống như những nhà thiết kế con tàu Titanic mãi tới khi con tàu chìm mới nhận ra những sai sót chết người của mình, chỉ đến sau ngày Siêu thứ Ba đảng Cộng hòa mới giật mình nhận ra rằng quân bài Donald Trump đã biến kế hoạch bầu cử sơ bộ trở thành Frankenstein (quái vật) thay vì thành Frank Gehry (kiến trúc sư nổi tiếng người Mỹ).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN