Tên lửa Harpoon được phóng từ tàu tuần dương lớp Ticonderoga USS Shiloh. Ảnh: US Navy
|
Bản báo cáo Nuclear Posture Review (Đánh giá chung về tình trạng hạt nhân) được cho là sẽ được công bố vào khoảng thời gian sau khi Tổng thống Trump phát biểu Thông điệp Liên bang vào cuối tháng 1. Bản đánh giá này được coi là lần cập nhật những nét chính trong tài liệu chiến lược đầu tiên sau 8 năm.
Theo Jon Wolfsthal – cựu trợ lý đặc biệt của cựu Tổng thống Barack Obama phụ trách về kiểm soát và phi vũ khí - bản dự thảo cuối cùng mà ông được xem qua khá “diều hâu”.
Một trong những điểm chính thay đổi trong chính sách của Mỹ về lực lượng hạt nhân là sự mở rộng các tình huống cần cân nhắc một vụ tấn công hạt nhân. Theo như Bản đánh giá chung mới, một vụ tấn công truyền thống thảm sát hàng loạt hoặc nhắm vào các cơ sở hạ tầng quan trọng rất có thể sẽ phải nhận được đòn trả đũa hạt nhân từ Mỹ.
Bên cạnh đó, chính quyền Tổng thống Trump cũng muốn phát triển các loại đầu đạn hạt nhân mới. Một đầu đạn sẽ được lắp đặt trong tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngâm Trident D5 (SLBM) và mang trong mình đặc điểm phân tách hạt nhân giống trong vũ khí nhiệt hạch. Một đầu đạn khác phục vụ cho tên lửa hành trình hạt nhân được phóng trên biển.
Mục đích cuối cùng cho động thái phát triển các loại vũ khí này là, nếu Nga tham gia vào một cuộc xung đột với các thành viên NATO tại Đông Âu, Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật và hi vọng Mỹ do dự triển khai các loại vũ khí hạt nhân có sức mạnh hơn để đáp trả, từ đó tránh leo thang căng thẳng.
Theo cựu quan chức Wolfsthal, ông nghi ngờ tính cần thiết chế tạo đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ hơn, vì vốn dĩ Mỹ đã có sẵn những loại vũ khí đó trong kho, dưới hình thức bom thả B61 hoặc đầu đạn trong tên lửa hành trình phóng từ trên không.
Các chiến lược gia người Mỹ tin rằng việc “nới lỏng” các điều kiện sử dụng vũ khí hạt nhân có thể giúp Washington linh hoạt hơn, nhưng về dài hạn, nó không khiến Mỹ - hoặc bất kỳ quốc gia nào khác – an toàn hơn.
Adlan Margoev – một chuyên gia mảng hạn chế các loại vũ khí hạt nhân hủy diệt hàng loạt đang làm việc trong trung tâm nghiên cứu an ninh toàn cầu PIR center trụ sở ở Moskva nhận xét: “Việc sử dụng vũ khí hạt nhân từ lâu luôn được coi là một điều gì đó mà công chúng không hề nghĩ đến, ban lãnh đạo Nga cũng như Mỹ đều chưa từng coi một vụ tấn công hạt nhân với đầu đạn là một sự lựa chọn. Những người đề xuất hạn chế việc sử dụng vũ khí hạt nhân chủ yếu nhằm mục đích ngăn chặn một sự phá hủy toàn cầu. Quan điểm được trình bày trong học thuyết hạt nhân của Mỹ có lẽ sẽ tác động tiêu cực tới sự ổn định chiến lược toàn cầu”.