Căng thẳng Trung Quốc và phương Tây sẽ định hình thị trường toàn cầu thế nào?

Tình hình căng thẳng giữa phương Tây và Trung Quốc đang leo thang, từ trả đũa thuế quan đến cạnh tranh công nghệ cùng các cáo buộc gián điệp.

Thị trường toàn cầu đang đối mặt với sự phân nhánh đáng kể làm suy yếu chuỗi cung ứng lâu nay, do quyết tâm từ cả Washington và Bắc Kinh nhằm nới lỏng sự phụ thuộc lẫn nhau. 

Điều đó có thể khiến lạm phát và lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng cao. Dù vậy, giữa trận chiến quyền lực kinh tế này, các quốc gia mới nổi cùng một số tập đoàn công nghệ lớn sẽ giành được lợi ích nhất định. 

Theo hãng tin Reuters, dưới đây là cách căng thẳng giữa phương Tây và Trung Quốc đang định hình thị trường:

1. Thúc đẩy lạm phát

Chú thích ảnh
Đồng đôla Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết tâm đưa hoạt động sản xuất của các lĩnh vực chiến lược như xe điện và chất bán dẫn về nước. 

TSMC, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới, đang di dời một số dây chuyền sản xuất sang Đức để đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa chuỗi cung ứng của các công ty đa quốc gia.

Nghiên cứu của ngân hàng đầu tư Goldman Sachs cho thấy việc đưa sản xuất về nước có thể gây ra hậu quả lạm phát, đặc biệt nếu ngành sản xuất của phương Tây không tăng trưởng đủ nhanh để bù đắp cho lượng nhập khẩu giảm.

Chiến lược gia đầu tư Wouter Sturkenboom tại Northern Trust cho biết: “Chúng ta xây dựng thế giới toàn cầu hóa vì một lý do: nó hiệu quả và chi phí rẻ. Nếu chúng ta loại bỏ một số thứ đó, nó sẽ tăng thêm chi phí”.

Lạm phát kéo dài ở Mỹ cũng có nghĩa là lãi suất sẽ leo cao trong thời gian dài hơn, thúc đẩy giá trị của đồng USD.

Và đồng USD mạnh hơn sẽ gây ra lạm phát cho các quốc gia nhập khẩu tài nguyên ở châu Âu do họ buộc phải trả nhiều tiền hơn cho hàng hóa định giá bằng USD

Việc nhiều ngân hàng trung ương đã đặt mục tiêu lạm phát 2% cho thấy thước đo thị trường về kỳ vọng lạm phát dài hạn của các nhà giao dịch tại Mỹ và châu Âu đang tăng cao hơn.

2. Mở rộng vòng hợp tác

Washington đang thúc đẩy mở rộng phạm vi hợp tác nhằm thay thế vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng bằng các quốc gia khác. 

Nghiên cứu do bà Laura Alfaro tại Trường Kinh doanh Harvard thực hiện đã xác định Việt Nam và Mexico là những nước được hưởng lợi chính từ sự thay đổi chuỗi cung ứng của Mỹ tính đến nay.

Mông Cổ đang tìm kiếm sự đầu tư của Mỹ vào ngành khai thác đất hiếm, vật liệu dùng trong các sản phẩm công nghệ cao như điện thoại thông minh. Philippines đang thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng của Mỹ.

Bà Anna Rosenberg, người đứng đầu bộ phận địa chính trị tại Viện Đầu tư Amundi, cho biết căng thẳng Trung-Mỹ cung cấp một "lăng kính mới" để phân tích triển vọng tăng trưởng của các thị trường mới nổi.

3. Triển vọng của Ấn Độ

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa: Economic Times

Ấn Độ được coi là quốc gia có khả năng cạnh tranh tốt nhất với Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất quy mô lớn, chi phí thấp. Dân số đông, trẻ cùng với tầng lớp trung lưu đang phát triển cũng tạo cơ hội cho các công ty đa quốc gia chuyển hướng hoạt động kinh doanh khỏi Trung Quốc.

Chứng khoán Ấn Độ đã tăng 8% trong năm nay và triển vọng dòng vốn đầu tư đổ vào thị trường trái phiếu vừa được thúc đẩy nhờ kế hoạch của tập đoàn JPMorgan nhằm đưa Ấn Độ vào một chỉ số trái phiếu chính phủ quan trọng vào năm tới.

Giám đốc đầu tư Christopher Rossbach tại công ty quản lý tài sản J. Stern cho biết: “Ấn Độ là mảnh đất đầy cơ hội lớn. Các công ty toàn cầu mà chúng tôi đầu tư đang nỗ lực thực hiện điều đó”.

Ngân hàng trung ương Ấn Độ dự báo nền kinh tế sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm tài chính này, trong khi Trung Quốc dự kiến  tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay.

Barclays cho rằng nếu Ấn Độ tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm lên gần 8% trong 5 năm tới, nước này sẽ có thể trở thành nước đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng toàn cầu.

4. Thêm nhiều mặt hàng bị ảnh hưởng

Cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và phương Tây tạo ra người thắng và kẻ thua cho cả hai bên.
Liên minh châu Âu (EU) đang điều tra xem có nên áp dụng thuế trừng phạt đối với mặt hàng xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc hay không. EU cho rằng xe điện đang được hưởng lợi từ trợ cấp quá mức của nhà nước Trung Quốc.

Các khoản trợ cấp của Mỹ cho hoạt động sản xuất chất bán dẫn trong nước đã thúc đẩy cổ phiếu của Intel đi lên. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của các cổ phiếu công nghệ lớn của Mỹ và các chỉ số cổ phiếu toàn cầu đều dễ bị ảnh hưởng trước các dấu hiệu trả đũa từ Trung Quốc.

Cổ phiếu Apple đã bốc hơi hơn 6% trong hai ngày đầu tháng 9 do có thông tin cho rằng Bắc Kinh sẽ cấm nhân viên chính phủ sử dụng điện thoại iPhone.

Với việc Trung Quốc là nước mua hàng xa xỉ thống trị thế giới, các hãng thời trang phương Tây cũng bị vướng vào những rủi ro chính trị. Cơ quan giám sát chống tham nhũng hàng đầu của Trung Quốc tuyên bố sẽ loại bỏ cái gọi là “chủ nghĩa khoái lạc” của giới tinh hoa phương Tây. Các ngân hàng Trung Quốc đã yêu cầu nhân viên không mặc đồ hiệu xa xỉ của châu Âu khi đi làm.

Hai nhà phân tích Carole Madjo và Wendy Liu tại Barclays cho biết: “Mức độ giám sát cao hơn của chính phủ đã bắt đầu đè nặng lên hoạt động chi tiêu của những người tiêu dùng (Trung Quốc) giàu có hơn”.

Cổ phiếu của ngành hàng xa xỉ tăng vọt khi Trung Quốc nới lỏng các hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19 vào đầu năm 2023. Kể từ đó, khi nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng ảm đạm và căng thẳng với phương Tây ngày càng gia tăng, loạicổ phiếu này đã sụt giảm. Cổ phiếu hàng xa xỉ ở châu Âu giảm 16% trong quý 3.

5. E ngại thị trường Trung Quốc?

Nền kinh tế suy thoái và những bất ổn trên thị trường bất động sản đồng nghĩa với việc xu hướng đầu tư vào Trung Quốc sẽ đi xuống. 

Ngoài ra, viễn cảnh về cuộc chiến thuế quan kéo dài cùng với mối rắc rối trong việc vượt qua các lệnh cấm từ Mỹ để đầu tư vào công nghệ Trung Quốc cũng tạo thêm sức ép. 

Trong bối cảnh chứng khoán toàn cầu hoạt động kém hiệu quả, các nhà đầu tư đang bị chia rẽ về cách tiếp cận thị trường này.

Một cuộc khảo sát của JPMorgan đối với các nhà đầu tư tín dụng cho thấy 40% có quan điểm giảm đầu tư đối với Trung Quốc, nhưng cũng có một tỷ lệ tương đương lại muốn tăng đầu tư. 

Hoàng Trang/Báo Tin tức
Vận động viên ASIAD 2023 ném tạ trúng nhân viên kỹ thuật
Vận động viên ASIAD 2023 ném tạ trúng nhân viên kỹ thuật

Một nhân viên kỹ thuật tại ASIAD 2023 đã bị thương ở chân và chảy nhiều máu sau khi vô tình bị vận động viên ném tạ trúng người.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN