Nguy cơ bùng nổ cuộc chiến khí đốt Nga-Ukraine

Một cuộc chiến khí đốt mới giữa Nga và Ukraine có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn vào cuối tuần khi chính phủ tại Kiev cho biết sẽ từ chối trả tiền theo giá mới và dọa kiện Moskva ra tòa án trọng tài.

Tranh chấp trên xảy ra trong bối cảnh căng thẳng ở miền đông Ukraine vẫn ở mức cao khi những người biểu tình ủng hộ Nga ở các thành phố Donetsk, Kharkov và Lugansk thuộc đông Ukraine chiếm tòa nhà chính quyền ngày 6/4.

Những người biểu tình ủng hộ Nga vượt qua hàng rào thép gai tiến vào trụ sở chính quyền ở Donetsk. Ảnh: Reuters


Theo quyền Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk, Kiev đã bác bỏ quyết định tăng giá khí đốt mới nhất của Nga và dọa sẽ đưa nước láng giềng của mình ra tòa án trọng tài để giải quyết cuộc tranh cãi giữa 2 nước, điều có thể làm gián đoạn nguồn cung khí đốt cho Tây Âu.

Phát biểu tại cuộc họp nội các, ông Yatsenyuk nói rằng 2 đợt tăng giá khí đốt trong 3 ngày của Nga là một dạng “xâm lược khí đốt” nhằm trừng phạt ban lãnh đạo mới của Ukraine vì Moskva không công nhận tính hợp pháp của chính phủ lâm thời hiện nay ở Kiev. Ông Yatsenyuk nêu lên nguy cơ một cuộc "chiến tranh khí đốt" mới, có thể ảnh hưởng đến nguồn cung cấp khí đốt cho Châu Âu, nếu Nga sẽ giảm bớt hoặc ngưng cung cấp khí đốt cho Ukraine.

Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga Alexei Miller trong tuần qua đã tăng hơn 80% giá khí đốt bán cho Ukraine từ 268,5 USD lên 485,5 USD/1.000 m3 và nay đòi Kiev phải mua khí đốt với giá cao nhất ở châu Âu, đồng thời tuyên bố Ukraine phải thanh toán toàn bộ số tiền 11,4 tỷ USD được Moskva chiết khấu khi bán khí đốt cho Kiev trong 4 năm qua.     

Ông Miller nói rằng việc hủy bỏ cái gọi là các thỏa thuận Kharkiv trong tuần qua đồng nghĩa với việc Kiev phải hoàn trả toàn bộ số tiền được chiết khấu. Theo các thỏa thuận này, Ukraine được mua khí đốt của Nga với giá ưu đãi cho đến năm 2017 để đổi lấy việc cho Moskva tiếp cận các cơ sở ở cảng Sevastopol của Crimea.     
 
Trước đó, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết nước này sẽ cộng tác với Ukraine và các đồng minh khác để ngăn chặn các nước như Nga sử dụng năng lượng làm "vũ khí chính trị". Tuyên bố của Nhà Trắng cho biết trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk, Phó Tổng thống Biden nói rằng viện trợ từ Mỹ và các nước khác sẽ hỗ trợ Ukraine "đáp ứng các nhu cầu cấp thiết nhất".

Giá khí đốt từ lâu đã là một vấn đề gai góc giữa Nga và Ukraine, trong khi châu Âu cáo buộc Moskva sử dụng nguồn cung cấp năng lượng như một “vũ khí chính trị”. Nga cũng đã ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraine năm 2006 và 2009.

Trong trường hợp đầu tiên, Kiev bị cắt khí đốt là do Gazprom cáo buộc Ukraine bòn rút khí quá cảnh tới EU để phục vụ nhu cầu trong nước. Năm 2009, Nga đã cắt nguồn cung hoàn toàn, khiến cho một số quốc gia ở châu Âu không có khí đốt dùng để sưởi ấm vào mùa đông năm đó.

Một cuộc chiến tranh khí đốt mới mà có thể dẫn đến việc cắt nguồn cung chắc chắn sẽ tạo ra sự biến động trên thị trường, mặc dù hậu quả tiềm tàng đối với một số quốc gia ở châu Âu hiện nay có khả năng ít nghiêm trọng hơn.

“Từ năm 2009 tuyến đường thay thế mới đã được xây dựng để chuyển khí đốt của Nga sang EU mà không qua Ukraine, nghĩa là hiện nay chỉ còn khoảng 50% lượng khí đốt của Nga tới EU qua Ukraine so với 85 % năm 2000 và 95% vào giữa những năm 1990. Hơn nữa, do mùa đông giờ đã ôn hòa hơn, nên EU có đủ lượng khí dự trữ nếu xảy ra bất kỳ sự gián đoạn nào", Lilit Gevorgyan, chuyên gia kinh tế cấp cao tại IHS Global Insight nói. 

Ngoài ra, giai đoạn cao điểm tiêu thụ khí đốt đã qua, có nghĩa là châu Âu không phải đối mặt với mối đe dọa đối mặt với thời tiết lạnh mà không được cung cấp khí đốt đầy đủ.

Gazprom cũng không muốn làm quá tay vì sợ ảnh hưởng đến hình ảnh là một nhà cung cấp đáng tin cậy.

Đồng quan điểm trên, phát biểu bên lề một cuộc họp không chính thức giữa các Ngoại trưởng Liên Hiệp Châu Âu tại Athènes mới đây, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho rằng Nga không có lợi gì trong việc để cho Ukraine sụp đổ về kinh tế lẫn chính trị. Ông Steinmeier nhấn mạnh rằng, nước Nga đóng vai trò quan trọng bởi vì việc ổn định nền kinh tế Ukraine tùy thuộc một phần vào giá năng lượng do Nga cung cấp. Nhiều Ngoại trưởng Châu Âu khác cũng chia sẻ mối quan ngại của Ngoại trưởng Đức.

"Tuy nhiên, nếu cắt giảm nguồn cung khí đốt cho Ukraine, các thị trường hàng hóa sẽ có phản ứng tiêu cực", ông Gevorgyan nói.


CT(Tổng hợp)

Mỹ sẽ ‘tấn công’ Nga ở Trung Đông?
Mỹ sẽ ‘tấn công’ Nga ở Trung Đông?

Việc Mỹ cùng các đồng minh phương Tây áp dụng những biện pháp trừng phạt chống Nga sẽ gây ảnh hưởng xấu đến việc giải quyết một số vấn đề quốc tế quan trọng, cụ thể là vấn đề hạt nhân của Iran, cuộc xung đột ở Syria và tình hình tại Afghanistan.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN