Chỉ số niềm tin tăng lần đầu kể từ quý II/2024, nhưng vẫn ở mức thấp

Báo cáo Khảo sát Điều kiện Kinh tế Toàn cầu (GECS) do ACCA và IMA thực hiện cho thấy niềm tin toàn cầu trong quý II/2025 đã được cải thiện, đạt mức cao nhất kể từ quý III/2024. Tuy vậy, mức độ lạc quan của các kế toán viên vẫn còn thấp so với tiêu chuẩn lịch sử.

Chú thích ảnh

Hai chỉ số về Đơn hàng mới và Chi tiêu vốn đều giảm nhẹ. Dù vậy, chỉ số Đơn hàng mới vẫn đang tiệm cận mức trung bình lịch sử, còn Chi tiêu vốn cũng không chênh lệch quá nhiều và vẫn tương đương với các mức ghi nhận kể từ sau cuộc xung đột Nga – Ukraine. Trong khi đó, Chỉ số Việc làm đã có cải thiện và hiện không còn cách quá xa so với mức trung bình lịch sử.

Xét theo khu vực, Bắc Mỹ ghi nhận sự gia tăng niềm tin trong quý II, phần nào phản ánh tâm lý tích cực hơn từ các kế toán viên tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, mức độ lạc quan vẫn thấp so với lịch sử. Khu vực Tây Âu tiếp tục ghi nhận mức tăng vừa phải, được hỗ trợ bởi sự phục hồi tại Vương quốc Anh sau khi rơi xuống mức thấp kỷ lục vào quý IV/2024. Trái ngược lại, niềm tin tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương lại giảm mạnh, kéo lùi toàn bộ đà tăng trong quý I. Bối cảnh thương mại toàn cầu xấu đi, đặc biệt do những thay đổi lớn trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ, được cho là nguyên nhân chính khiến tâm lý khu vực này suy giảm.

Ông Jonathan Ashworth, Chuyên gia Kinh tế trưởng tại ACCA, nhận định: “Tăng trưởng toàn cầu nhìn chung vẫn khá vững vàng trong nửa đầu năm 2025, bất chấp việc Hoa Kỳ tăng mạnh thuế quan và sự bất ổn leo thang. Dù các chỉ số GECS chưa phản ánh một nền kinh tế toàn cầu đang tăng tốc, nhưng cũng không cho thấy một cuộc suy thoái nghiêm trọng đang đến gần".

Tuy nhiên, với việc thuế quan tăng cao có khả năng đẩy lạm phát tại Mỹ lên trong những tháng tới, cộng thêm bất ổn và chi phí leo thang đang tạo áp lực lên kinh tế toàn cầu, sự chậm lại trong tăng trưởng toàn cầu vào nửa cuối năm 2025 là điều khó tránh khỏi.”

Ông Alain Mulder, Giám đốc cấp cao phụ trách khu vực châu Âu và các dự án đặc biệt toàn cầu của IMA, cho biết: “Theo đánh giá của các kế toán viên, áp lực chi phí toàn cầu đã giảm, tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch đáng kể giữa các khu vực. Tỷ lệ người trả lời ở Bắc Mỹ cho biết chi phí vận hành tăng đã giảm nhẹ, nhưng vẫn ở mức cao so với lịch sử sau đợt tăng mạnh trong quý I– điều này làm dấy lên nguy cơ các doanh nghiệp sẽ tăng giá trong thời gian tới. Lạm phát tăng có thể làm khó thêm cho Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, đặc biệt nếu tăng trưởng chậm lại và thị trường việc làm yếu đi, tạo áp lực phải nới lỏng chính sách tiền tệ".

Lần đầu tiên, yếu tố địa chính trị đã vươn lên trở thành rủi ro hàng đầu trong danh sách lo ngại của các kế toán viên toàn cầu trong quý 2. Các mối lo ngại về kinh tế đã ngang hàng với rủi ro pháp lý và tuân thủ, trở thành những mối quan ngại thứ hai. Thiếu hụt nhân tài và an ninh mạng vẫn tiếp tục là một thách thức lớn, dù mức độ được đề cập có phần giảm nhẹ. Các rủi ro về biến đổi khí hậu, gian lận và chuỗi cung ứng nằm ở nhóm cuối trong bảng xếp hạng, cho thấy một sự chuyển hướng rõ nét sang việc đối phó với các biến động vĩ mô bên ngoài – khi các ban lãnh đạo và hội đồng quản trị tập trung vào phản ứng trước những xung đột toàn cầu, môi trường pháp lý khó đoán và áp lực kinh tế ngày càng tăng.

chính trong khu vực nhiều khả năng phản ánh tác động từ việc Hoa Kỳ tăng thuế nhập khẩu, cũng như những lo ngại về nguy cơ các đợt tăng thuế lớn tiếp theo sẽ diễn ra khi các giai đoạn tạm hoãn thuế kết thúc. Với đặc điểm là một khu vực xuất khẩu chủ đạo, Châu Á – Thái Bình Dương hiện vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ bất kỳ sự xấu đi nào trong quan hệ thương mại toàn cầu.

Một số chỉ số liên quan đến căng thẳng doanh nghiệp cũng trở nên tiêu cực hơn trong quý II, đáng chú ý là tỷ lệ người tham gia khảo sát bày tỏ lo ngại rằng khách hàng của họ có thể sẽ phá sản đã tăng mạnh.

PV
Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung chưa thể khôi phục niềm tin toàn cầu
Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung chưa thể khôi phục niềm tin toàn cầu

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross gần đây cho rằng thỏa thuận thương mại sơ bộ với Trung Quốc sẽ có thể giải quyết bất ổn toàn cầu. Tuy nhiên, sẽ cần nhiều hơn thế để đảo ngược hậu quả của tình trạng phi toàn cầu hóa mà nước Mỹ thời Tổng thống Donald Trump gây ra.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ

Các đơn vị thông tin của TTXVN