Loại ma túy đá Pevertin được Hitler thường xuyên sử dụng. |
Cuốn sách khoảng 364 trang viết về việc trong suốt quãng thời gian diễn cuộc chiến tranh giữa phát xít Đức và Hồng quân Liên Xô, Hitler phải sử dụng ma túy đá để có thể giữ mình tỉnh táo chỉ đạo đội quân. Theo thống kê của tác giả, trong 1.349 ngày (từ năm 1941 đến 1945), Hitler đã tiêm 800 lần cũng như uống hơn 1.100 lần thuốc kích thích các loại.
Bác sĩ riêng của Hitler là Theodor Morrell chính là người cung cấp thuốc cho trùm phát xít trong suốt quãng thời gian này. Theo như cuốn sách xuất bản, vào năm 1944, Morrel bắt đầu cho Hitler tiêm thuốc kích thích sinh dục nam vào máu. Thậm chí đến những ngày tàn của đế chế phát xít, Hitler trở thành một con nghiện nặng. Hắn ta liên tục dùng thuốc phiện với liều lượng cao. Trong một ngày, Hitler có thể uống, chích đến tận 28 loại thuốc kích thích khác nhau, trong đó bao gồm ma túy đá, đường, thuốc methamphetamine kích thích hệ thần kinh…
Trước đó, Hitler cùng lực lượng phát xít Đức cũng đã sử dụng một loại ma túy đá có tên là Pervitin. Trong cuốn sách có đề cập đến một người tự xưng là dược sĩ Fritz Hauschild, là người phụ trách chế tạo loại thuốc phiện này. Pervitin được chế từ cocain, có mã thử nghiệm là D-IX và lần đầu được đưa vào sử dụng trong trại tập trung Sachsenhausen – phía Bắc Berlin. Hàng ngày, tù nhân tại trại này đều phải vác trên mình túi ba lô nặng gẩn 205 kg và đi bộ không ngừng nghỉ hơn 112 km. Với lịch trình dày đặc, mệt mỏi, khi được dùng ma túy đá Pervitin, các dược sĩ nhận thấy tù nhân cảm thấy hưng phấn, làm việc cũng năng suất hơn. Sau đó, loại ma túy này được xuất hiện công khai, trở thành thứ “thần dược”, được sử dụng hợp pháp trong đời sống, giống như loại thức uống cà phê, có thể giúp cơ thể lấy lại sinh lực, tỉnh táo, bớt mệt mỏi.
Theo số liệu có trong cuốn sách, cho đến tháng 5/1940, có đến khoảng 35 triệu lính sử dụng loại thuốc phiện này hàng ngày. Được cho là đội quân bất khả chiến bại, tháng 10/1941, lực lượng phát xít Đức tấn công Moskva trong chiến dịch “Bão tố”. Tuy nhiên, đội quân này đã vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ từ Hồng quân Liên Xô. Cuộc chiến ở Moskva kéo dài cho đến tháng 1/1942, với sự thất bại lần đầu tiên của đế chế phát xít. Theo số liệu nghiên cứu, chỉ trong 4 năm diễn ra chiến tranh Xô-Đức (1941-1945), có khoảng 200 triệu viên Pervitin được đưa vào doanh trại phát xít Đức. Tại các trại ở thành phố Stalingrad (Nga) – nơi đội quân phát xít Đức đã mất gần 250 binh lính trong các cuộc xung đột, nhiều báo cáo cho biết ma túy đá được giấu dưới ga giường. Cho tới hiện tại, các cuộc tranh cãi xem liệu ma túy có thực sự nâng cao khả năng chiến đấu của quân phát xít hay không vẫn chưa chấm dứt.