Thống kê trong dịp nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 cho thấy tai nạn giao thông (TNGT) đã giảm sâu ở cả ba tiêu chí.
Những ngày qua, hình ảnh màu áo lính xuất quân chi viện với số lượng lớn cho miền Nam chống dịch COVID-19 khiến mọi trái tim người dân cả nước đều rưng rưng xúc động, tự hào, xen lẫn niềm tin mãnh liệt vào “đòn quyết định” sẽ dập tắt sự bùng phát của đại dịch, đem lại sự bình yên cho nhân dân.
Những ngày này, TP Hồ Chí Minh đang khẩn trương rà soát để hỗ trợ người dân gặp khốn khó do COVID-19 với mục tiêu không để ai bị đói và “không ai bị bỏ lại phía sau”.
TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh phía Nam trong những ngày qua đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách khi số lượng ca bệnh COVID-19 tăng cao, nhiều ổ dịch lớn, nguy hiểm xuất hiện.
Tôi có bạn mất việc, than ở nhà lâu “phát điên”, nhưng không dám ra đường.
Đại dịch COVID-19 nguy hiểm như thế nào thì chúng ta đang chứng kiến, song còn một loại virus khác mang trong mình độc tố, mức độ tàn phá và tốc độ lây lan cũng vô cùng khủng khiếp là “Virus Tin giả” thì không phải ai cũng dễ dàng nhận ra.
Song hành, và có những thời điểm còn đi trước các chính sách hỗ trợ, các tổ, nhóm thiện nguyện tự phát đã kịp thời cứu trợ người dân vùng dịch, góp một phần công sức, “gánh đỡ” cho các địa phương đang tập trung dồn lực chống COVID-19.
Công điện mới nhất (Công điện số 1063/CĐ-TTg) giải quyết những vấn đề khẩn cấp đang đặt ra trong thực tiễn phòng, chống dịch COVID-19, một lần nữa Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh yêu cầu phải bảo đảm an sinh xã hội, theo tinh thần không một ai bị bỏ lại phía sau, tính mạng của mỗi người dân là trên hết, trước hết.
Tình nguyện thu hoạch nông sản, tình nguyện nấu hàng nghìn suất cơm mỗi ngày, hay tình nguyện lên đường hỗ trợ các “điểm nóng” là những nét đẹp làm ấm lòng bà con vùng dịch.
Dù thường xuyên xử lý các thông tin về dịch COVID-19 trong gần hai năm qua, nhưng khi biết tin một người bạn làm trưởng đoàn cán bộ y tế vào TP Hồ Chí Minh hỗ trợ chống dịch, theo một quy luật tâm lý, tôi vẫn cảm nhận “cuộc chiến” chống dịch đang rất khốc liệt như tiến gần đến thềm nhà mình hơn.
“Cơn khát” vaccine COVID-19 đang dần được giải toả, và thách thức đặt ra là phải thực sự tăng tốc mạnh mẽ để đưa vaccine đến người dân.
Những ngày này, cả nước đang kề vai sát cánh cùng với TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam khác trong cuộc chiến với đợt bùng phát dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. Kể từ khi Chỉ thị 16 được áp dụng tại khắp khu vực, sự chia lửa dành cho miền Nam ruột thịt lại càng lớn hơn.
Dịch COVID-19 ở các tỉnh phía Nam đang diễn biến “nóng”, thế nhưng có một vấn đề cũng “nóng” không kém: giải toả ách tắc cho hàng hoá, nhất là hàng hoá thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của người dân.
"Người dân đang rất khó khăn, đang từng ngày mong chờ được nhận hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết 68 của Chính phủ (gói 26.000 tỉ đồng hỗ trợ người dân vượt khó khăn do dịch COVID-19). Không chờ hết dịch, hết giãn cách mới bắt đầu hỗ trợ, các địa phương phải triển khai ngay. Triển khai chậm là có lỗi, là có tội với dân".
Khi cả nước dồn sức chống COVID-19 thì lại có kẻ “đục nước béo cò”.
TP Hồ Chí Minh căng mình chống dịch, đã cố gắng hết sức, đã chiến đấu bằng mọi giá, nhưng dịch vẫn đang bùng phát và chưa có dấu hiệu dừng lại. Số người nhiễm trên địa bàn đã vượt qua con số hàng chục nghìn, cộng với số người trong diện F1 ở các khu cách li… thực sự đang đè nặng lên hệ thống y tế. Nếu không dưỡng sức, không có giải pháp thay đổi tình thế, việc quá tải, vỡ trận là khó tránh khỏi.
Tự tập thể dục nơi công viên trong mùa dịch COVID-19 thì tốn bao nhiêu tiền? 4 triệu đồng là “giá” mà một thanh niên mới đây đã phải trả.
Cuộc đời học sinh, mỗi kỳ thi đều là những dấu mốc quan trọng và ý nghĩa, bởi đó là sự kiện ghi dấu một chặng đường đèn sách. Trong điều kiện bình thường, học tốt và thi tốt vốn đã đòi hỏi các em phải nỗ lực rất nhiều. Trong mùa đại dịch COVID-19, con đường đèn sách càng thêm gian nan.
Ngay trước khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, trong chuyến công tác lên Lào Cai, chúng tôi có dịp ngồi với một chủ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tại trạm dừng nghỉ trên đường cao tốc.
Trong bối cảnh tác động của đại dịch đã kéo dài, khiến sức chịu đựng của người lao động và doanh nghiệp ngày càng suy yếu, chương trình hỗ trợ tiếp theo sẽ phải khắc phục được những “nút thắt” ở gói 62.000 tỷ đồng để trợ lực nhanh và hiệu quả cho những đối tượng cần.
Trong các ngày 28-29/6, trên một số trang mạng xã hội đã lan truyền clip và một số bài viết phản ánh về việc tử vong của quân nhân Trần Đức Đô (sinh năm 2002, quê khu Đa Hội, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) khi đang làm nghĩa vụ quân sự tại Trường Quân sự Quân khu 1, đóng tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.