Ia Grai nâng cao chất lượng dạy và học

3 năm học trở lại đây, Trường phổ thông cơ sở dân tộc nội trú huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, đã vươn lên "dạy tốt - học tốt" và trở thành "con chim đầu đàn" của hệ thống trường nội trú toàn tỉnh.

Khung cảnh một hội diễn văn nghệ ở Trường Tiểu học Ngô Mây (xã Ia Der, huyện Ia Grai). Ảnh: Tingialai.com.


Năm học 2013 - 2014, nhà trường có 148 học sinh là người dân tộc J'rai, trong đó tỷ lệ học sinh đạt loại giỏi chiếm 4,73% (7 em), tỷ lệ học sinh đạt loại khá chiếm 44,59% (66 em), trung bình 47,30% (70 em) và yếu kém 3,50% (5 em). 100% số học sinh đều đạt hạnh kiểm tốt và khá. 3 năm qua, tỷ lệ học sinh lên lớp và xét tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 100%; số học sinh của trường sau khi tốt nghiệp theo học ở trường nội trú tỉnh chiếm 35%, theo học ở các trường trung học phổ thông khác trên địa bàn khoảng 55% và theo học các trường văn hóa nghệ thuật, trường dạy nghề khoảng 10%.

Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tổ chức khảo sát chất lượng học sinh của từng lớp học để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo cho những học sinh yếu kém; đồng thời đổi mới phương pháp dạy học mang tính đặc thù của một trường có học sinh đều là con em dân tộc thiểu số. Trường tích cực đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng trên cơ sở bám sát quá trình học tập, bám sát mục tiêu của từng môn học; đảm bảo tính trung thực, khách quan, khắc phục tình trạng "chung chung" như trước đây.

Đội ngũ giáo viên của trường cũng không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên được cử đi đào tạo bồi dưỡng. Trường có 10 trong tổng số 11 giáo viên là nữ, song tất cả đều rất tâm huyết với nghề, nhiệt tình, tận tâm với học sinh.

Cô K'sor H'Nga - Hiệu trưởng trường cho biết: Bên cạnh phong trào "dạy tốt, học tốt", tập thể nhà trường luôn tích cực hưởng ứng và đi đầu các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước như "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; phong trào "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo", "Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực"... từ đó tạo được sức mạnh tập thể, đồng lòng, hiệp lực hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đề ra.


Văn Thông (TTXVN)
Nâng cao chất lượng dạy nghề lao động miền núi
Nâng cao chất lượng dạy nghề lao động miền núi

Sau 3 năm triển khai, đến nay Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đã đào tạo được 1.042.959 học viên, trong đó 822.460 người đã có việc làm ổn định.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN