Sau 3 năm triển khai, đến nay Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đã đào tạo được 1.042.959 học viên, trong đó 822.460 người đã có việc làm ổn định.
Lớp học Kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghiệp Tuyên Quang - nơi đào tạo nhiều công nhân miền núi cho các tỉnh miền xuôi. |
Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập trong việc triển khai đề án như kinh phí hỗ trợ đi lại, ăn ở, phụ cấp cho học viên, nhất là ở những vùng nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, còn thấp và cần được nâng lên. Việc đào tạo nghề LĐNT cần có sự thống nhất và "đúng người", tránh tình trạng lãng phí do đối tượng học không đúng, hay giáo trình học mỗi nơi mỗi kiểu như thời gian qua.
Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Tuyên Quang phối hợp với các đơn vị hướng dẫn đồng bào trồng cam, bưởi. |
Bên cạnh đó, cũng cần xác định được nghề phù hợp với thanh niên nông thôn; quy hoạch sản xuất địa phương hợp với nghề được dạy; việc tổ chức dạy nghề, địa điểm dạy nghề ở đâu, chỗ nào là phù hợp thuận tiện nhất. Đơn vị tổ chức giảng dạy nghề phải đủ điều kiện, giáo viên phải có kinh nghiệm, đào tạo lành mạnh; người học và người giảng dạy phải được gắn kết với nhau; đặc biệt hơn là phát huy được nghề sau khi học và phải phù hợp với nghề được học, nhằm tránh thất nghiệp cho những người đã được đào tạo.
Triển khai dự án "Xây dựng mô hình trồng và chế biến gấc lai tại Cao Bằng". |
Lớp học nghề Kỹ thuật thêu ren móc sợi thổ cẩm tại xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. |
Lớp dạy nghề may công nghiệp cho phụ nữ dân tộc Dao, Tày (dưới gầm nhà sàn) tại thôn Đẻm, xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang do Hội phụ nữ xã phối hợp với Trung tâm dạy nghề huyện Hàm Yên tổ chức. |
Hô Giàng - Anh Bản