Người dân có phải làm lại CCCD theo Dự thảo Luật CCCD (sửa đổi) không?

Bộ Công an đang xây dựng dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), trong đó đáng chú ý có quy định Mẫu thẻ Căn cước công dân (CCCD) mới.

Bộ Công an khẳng định, những thẻ CCCD đã được cấp sẽ vẫn có giá trị đến hết thời hạn sử dụng. Bên cạnh đó, Bộ Công an thông tin chi tiết thêm: Dự thảo Luật CCCD (sửa đổi) quy định chuyển tiếp theo hướng Chứng minh dân dân (CMND) còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024; các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Cơ quan quản lý Nhà nước không được quy định các thủ tục về thay đổi, điều chỉnh thông tin liên quan đến CMND, thẻ CCCD trong các giấy tờ đã cấp.

Chú thích ảnh
Theo Dự thảo Luật CCCD (sửa đổi), mẫu thẻ CCCD mới sẽ lược bỏ nhiều thông tinh hiển thị, tất cả dữ liệu lược bỏ sẽ được chuyển đổi vào trong chip điện tử gắn trên thẻ.

Hiện nay về cơ bản, Bộ Công an đã cấp được gần 80 triệu thẻ CCCD cho người đủ điều kiện cấp thẻ nên việc quy định thời hạn hết giá trị sử dụng của CMND cơ bản không tác động đến công dân; quy định này sẽ hạn chế việc tiếp tục sử dụng CMND cũ, có tính bảo mật không cao bằng thẻ CCCD và không có nhiều tiện ích; thúc đẩy người dân thay đổi thói quen bằng việc sử dụng thẻ CCCD gắn chip điện tử. 

Việc thay đổi mẫu thẻ CCCD (sau khi Luật có hiệu lực thi hành) không tác động đến những người đã được cấp thẻ CCCD hiện nay; những thẻ CCCD đã được cấp sẽ vẫn có giá trị đến hết thời hạn sử dụng được ghi trong thẻ (không tác động đến các thẻ CCCD đã cấp).

Với Dự thảo Luật CCCD (sửa đổi), dư luận xã hội quan tâm đến nội dung: Phần quê quán được ghi thành nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú thành nơi cư trú, nếu trường hợp người dân thay đổi nơi ở, có ảnh hưởng đến công tác quản lý con người của các cơ quan chức năng không?

Về trường hợp này, theo Bộ Công an, việc thay đổi thông tin nơi thường trú thành nơi cư trú, thay đổi thông tin quê quán thành nơi đăng ký khai sinh để bảo đảm thuận lợi cho công dân trong quá trình cấp, sử dụng thẻ CCCD. Ví dụ như đối với mẫu thẻ CCCD cũ, công dân bắt buộc phải có thông tin về nơi đăng ký thường trú mới được cấp thẻ CCCD. 

Quy định mới giúp cho công dân không có đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú vẫn được cấp thẻ CCCD. Khi công dân có sự thay đổi thông tin sẽ được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu CCCD, do vậy cơ quan quản lý CCCD hoàn toàn có thể quản lý được công dân.

Đáng chú ý, trong Dự thảo Luật CCCD (sửa đổi) này đã lược bỏ vân tay, đặc điểm nhận dạng trên thẻ CCCD để bảo đảm tính riêng tư cho công dân. Đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể khai thác thông tin trong chip điện tử thông qua các phương tiện nghiệp vụ, không phát sinh vướng mắc. Những thông tin về vân tay, đặc điểm nhận dạng không được thể hiện trên bề mặt thẻ CCCD, tuy nhiên vẫn sẽ được quản lý trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ CCCD (chip điện tử). 

Trung Nguyên/Báo Tin tức
Ứng dụng công nghệ sinh trắc xác thực vân tay trên thẻ CCCD gắn chíp trong KCB BHYT
Ứng dụng công nghệ sinh trắc xác thực vân tay trên thẻ CCCD gắn chíp trong KCB BHYT

Hiện công tác thí điểm cho người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) làm thủ tục khám chữa bệnh (KCB) BHYT bằng công nghệ quét dấu vân tay, xác thực sinh trắc trên căn cước công dân (CCCD) gắn chíp đang được triển khai tại 5 cơ sở KCB BHYT của thành phố Hà Nội và tỉnh Quảng Bình.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN