Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã có bài viết: "NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT". Báo Tin tức và Dân tộc (Thông tấn xã Việt Nam) trân trọng giới thiệu bài viết đặc biệt này.
Ngày 8/5/2024, trong khuôn khổ Hội nghị Toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO được tổ chức tại Mông Cổ, hồ sơ “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị Tổng tư lệnh xuất chúng, người đã thấm nhuần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh; với tư duy sắc sảo, với bản lĩnh của người cầm quân, Đại tướng đã đưa ra quyết định quan trọng, chuyển từ phương châm “Đánh nhanh, thắng nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc”. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng vào đúng ngày này cách đây 70 năm (7/5/1954 - 7/5/2024), cũng xuất phát chính từ bước ngoặt quan trọng này. Tài thao lược quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ.
49 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam từ một nước nghèo, đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từng bước giành những thắng lợi to lớn, trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện và nâng cao; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế.
Đồng bằng sông Cửu Long đứng đầu cả nước về sản xuất lúa, nuôi trồng, chế biến thủy sản, cây ăn trái… nhưng đây cũng là vùng chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Hàng năm, Đồng bằng sông Cửu Long gieo cấy khoảng 1,5 triệu ha lúa Đông Xuân. Qua 2 tháng mặn xâm sâu vào khu vực này, lượng nước tích trữ đã sử dụng gần hết khiến cho sản xuất và đời sống của người dân đang gặp khó khăn. Tuy vậy, trải qua bao đời bám đất, bám ruộng, tác động của hạn mặn ngày càng được các địa phương trong vùng tiết chế tốt hơn với việc dự báo sớm, đầu tư các công trình thủy lợi và có kế hoạch ứng phó trong sản xuất theo hướng thuận thiên.
Công việc đồng áng của người nông dân đã thay đổi hẳn, từ “trông trời, trông đất, trông mây”, giờ đây, vật bất ly thân của họ là chiếc điện thoại thông minh. Từ truyền thống đến hiện đại, cuộc cách mạng chuyển đổi số trong nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long đang diễn ra từng ngày, từng giờ.
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ là thắng lợi của nhiều yếu tố, trong đó yếu tố vô cùng quan trọng là nghệ thuật quân sự đỉnh cao của cách mạng Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá chính xác tình hình, Đảng ta đã đưa ra những chỉ đạo đúng đắn về chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật chiến đấu để giành toàn thắng.
Điện Biên là mảnh đất có thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, khí hậu trong lành; có lịch sử hào hùng, văn hóa đặc sắc; là nơi hội tụ tinh hoa của vùng Tây Bắc. Đây là những tiềm năng, thế mạnh quan trọng giúp Điện Biên có thể bứt phá trong phát triển du lịch, vươn lên mạnh mẽ trở thành trung tâm du lịch của Tiểu vùng Tây Bắc.
Đồng chí Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đã trả lời phỏng vấn của báo Tin tức về những giải pháp để Tháng Thanh niên tình nguyện thực sự có ý nghĩa, hiệu quả.
Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, xung kích, tình nguyện là một phẩm chất đặc trưng, nổi bật của thanh niên Việt Nam. Với lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng dấn thân, khát khao muốn được khẳng định và cống hiến, trong bất cứ thời kỳ nào, đoàn viên, thanh niên đều là lớp người đi đầu trong cuộc chiến đấu giành, giữ gìn độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước.
Gần đây, nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra trên các tuyến cao tốc, nhất là những tuyến cao tốc mới được đưa vào khai thác, sử dụng như La Sơn - Túy Loan, Cam Lộ - La Sơn… Bảo đảm an toàn giao thông trên cao tốc là vấn đề mà người dân và cơ quan quản lý nhà nước quan tâm từ những diễn biến phức tạp, đáng ngại đó.
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin, dịch vụ internet, mạng xã hội đã mở ra nhiều cơ hội mới cho sự phát triển của cá nhân, cộng đồng. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích, công nghệ cũng tồn tại nhiều mặt trái. Những vụ lừa đảo trên không gian mạng đang ngày càng gia tăng, mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Việc ngăn chặn thông tin xấu, độc trên không gian mạng nhằm bảo vệ phụ nữ và trẻ em được coi là nhiệm vụ cấp bách hơn bao giờ hết.
Trải qua 65 năm xây dựng và trưởng thành, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã không ngừng phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần quan trọng bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia; đồng thời xây dựng được thế trận lòng dân vững mạnh, làm nền tảng thực hiện tốt công tác biên phòng.
Cả nước ta hiện có gần 9.000 lễ hội, phân bổ ở khắp các vùng, miền, diễn ra quanh năm. Lễ hội là một nét văn hóa truyền thống đặc sắc, từ lâu đã trở thành một sinh hoạt văn hóa quen thuộc với đông đảo người dân. Mùa xuân, sau Tết Nguyên đán là cao điểm của lễ hội, trong đó có những lễ hội nổi tiếng, kéo dài hàng tháng, như hội chùa Hương.
Trong tâm thức mỗi người con nước Việt, tháng 2 năm 1979 vẫn luôn được khắc ghi như nhắc nhở các thế hệ sau này tưởng nhớ, tri ân những cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân biên giới phía Bắc của Tổ quốc đã chiến đấu, hy sinh để bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, lãnh thổ ngàn đời mà cha ông ta để lại.
Ở tuổi 73, nghệ nhân Nguyễn Mai Hạnh vẫn dành ít nhất 8 tiếng mỗi ngày để sáng tạo, say mê với những cánh hoa lụa nghệ thuật đầy sống động.
Mùa Xuân mang đến niềm tin và nhân lên hy vọng tốt lành. Với người làm báo Tin tức, mỗi bước chân bền bỉ, tận tâm thực hiện chương trình “Đồng hành cùng vùng khó” cũng chính là góp phần tạo nên mùa Xuân tươi đẹp cho mỗi vùng đất và cả trong lòng mình.
TS. Phạm Huy Hiệu (Giảng viên Viện Kỹ thuật & Khoa học Máy tính, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu sức khỏe thong minh VinUni-Illinois, kiêm Giám đốc Khoa học Trung tâm khởi nghiệp, Trường Đại học VinUni) là người trẻ nhất trong số 10 nhà khoa học được trao giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu Vàng năm 2023 khi mới 31 tuổi bởi những đóng góp xuất sắc với cộng đồng khoa học trong nước và quốc tế.
Với lòng yêu nghề thêu truyền thống của quê hương, nghệ nhân nhân dân Vũ Văn Giỏi đã vượt qua nhiều khó khăn để phục dựng nghệ thuật thêu cung đình. Những mẫu thêu long bào do đôi tay tài hoa của ông thực hiện trở thành các tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao.
Ngày Xuân, khi các bậc tiền bối cẩn trọng lau chùi những bức tranh xưa, nâng niu từng món vật cũ thì người trẻ cũng có cách riêng để tôn vinh, giữ gìn những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Họ tìm tòi, trải nghiệm và thành công đưa hình ảnh của những dòng tranh dân gian Hàng Trống, Đông Hồ, Kim Hoàng làm “sáng bừng” những vật dụng hiện đại.
Năm 2023 được đánh giá là năm “thắng lợi” của thương hiệu Việt khi những cái tên như Vinfast, FPT, Viettel, Vinamilk, Trung Nguyên… vươn tầm thế giới, góp phần ghi dấu ấn Việt trên toàn cầu và đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế.