Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã có bài viết: "NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT". Báo Tin tức và Dân tộc (Thông tấn xã Việt Nam) trân trọng giới thiệu bài viết đặc biệt này.
Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, Bình Dương đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, từ vùng đất bom đạn trở thành trung tâm công nghiệp - đô thị hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Từ dấu ấn kiên cường trong kháng chiến đến những bước phát triển thần tốc trong thời kỳ đổi mới, Bình Dương không ngừng khẳng định vị thế của mình bằng tinh thần “dám nghĩ, dám làm” và khát vọng bứt phá, nâng cao chất lượng tăng trưởng, hướng tới mô hình phát triển bền vững, tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những đầu tàu kinh tế của cả nước.
Tháng 4/1975, cả nước sục sôi khí thế Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân. Chiến dịch Hồ Chí Minh bước vào giai đoạn quyết định, từng cánh quân thần tốc tiến về Sài Gòn, siết chặt vòng vây. Tại Bình Dương, chiến trường nóng bỏng với những trận đánh mang tính bước ngoặt. Những đoàn quân giải phóng ào ạt tiến ra mặt trận, bẻ gãy từng cứ điểm phòng ngự của địch, mở đường cho quân ta tiến công đến đâu, giải phóng đến đó. Trên khắp các ngả đường, khí thế cách mạng dâng trào, quân và dân Bình Dương đồng lòng nổi dậy, viết nên những trang sử hào hùng trong ngày toàn thắng.
Năm mươi năm đã qua, Chiến thắng Dầu Tiếng vẫn vang vọng như một bản hùng ca, mở đường cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Trận đánh này không chỉ phá vỡ mắt xích, chọc thủng tuyến phòng thủ Bắc Sài Gòn mà còn tạo bước ngoặt chiến lược, góp phần đưa mặt trận kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Hôm nay, trở lại Dầu Tiếng - mảnh đất anh hùng năm xưa, giữa những tán cao su mùa thay lá, chúng tôi được lắng nghe câu chuyện của những người đã đi qua thời khắc lịch sử. Những góc phố, con đường vẫn lưu giữ ký ức một thời lửa đạn, về một Dầu Tiếng không chỉ là địa danh mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước và ý chí quật cường.
Lịch sử khai phá, xây dựng, bảo vệ và phát triển vùng đất Nam Bộ đã để lại cho nơi này nhiều di tích lịch sử, văn hóa giá trị. Trải qua thời gian, mỗi di tích là một dấu mốc, sợi dây vô hình kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đóng góp vào hành trình dựng xây, bảo vệ và phát triển đất nước. Đặc biệt, Nam Bộ "Thành đồng Tổ quốc" là nơi ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt, làm nên chiến thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước. Giờ đây, trên bước đường phát triển cùng cả nước vươn mình trong kỷ nguyên mới, các di tích lịch sử, văn hóa liên quan đến cuộc chiến đấu chính nghĩa, đầy tự hào luôn được các cấp, ngành, người dân trân trọng gìn giữ, phát huy giá trị cho hôm nay và mai sau.
Không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ giữ vững an ninh, bảo vệ vững chắc từng tấc đất, vùng biển, vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc, các cán bộ, chiến sĩ Biên phòng trên khắp mọi miền đất nước quốc luôn tích cực, chung sức cùng nhân dân biên giới phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống người dân, trở thành thành lũy phòng thủ, điểm tựa vững chắc nơi biên cương.
Thành phố Hà Nội vừa đón nhận danh hiệu dành cho các làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc là thành viên của "Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu". Như vậy, cùng với các TP Hồ Chí Minh, Sơn La, Vinh, Cao Lãnh, Sa Đéc là thành viên “Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu”; TP Hà Nội, Hội An là thành viên “Mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu”, sự ghi danh đối với Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc đưa hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam ngày càng lan tỏa mạnh mẽ trên thế giới.
Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết “Rạng rỡ Việt Nam” với những nội dung nhiều ý nghĩa, mang đến cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhiều cảm xúc trong dịp xuân mới Ất Tỵ 2025, đồng thời thắp sáng niềm tự hào và tin tưởng vào tương lai rạng rỡ của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Giai đoạn 2023 - 2025, Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện sắp xếp 80 đơn vị hành chính cấp xã để thành lập 41 phường mới và đã đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2025. Để 41 phường hình thành và hoạt động hiệu quả sau sắp xếp, việc phát huy vai trò của các tổ chức Đảng rất quan trọng trong định hướng và chỉ đạo thực hiện.
Suốt 95 năm qua, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng trở thành một quy luật xây dựng và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam; là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử của Đảng; nhân tố quan trọng tạo nên bản lĩnh, sức mạnh chiến đấu của Đảng. Trong mỗi bước chuyển của cách mạng, với chủ trương, đường lối đúng đắn và lãnh đạo thống nhất, với sức mạnh của khối đoàn kết từ Trung ương xuống cơ sở, Đảng đã lãnh đạo toàn dân tộc thực hiện thắng lợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước.
Ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết nêu rõ: "Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh trong kỷ nguyên mới".
Ngày 19/1, thoả thuận ngừng bắn – trao trả con tin giữa Israel và Hamas chính thức có hiệu lực, mở ra hi vọng mới cho cả hai bên về tương lai tươi sáng hơn, nhưng đây cũng là lúc nhìn lại những mất mát và khổ đau mà cuộc xung đột để lại để quyết tâm hơn trong xây dựng hoà bình bền vững.
Trại rắn Đồng Tâm ở xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, nổi tiếng là “vương quốc rắn” thu nhỏ ở miền Tây. Nơi đây không chỉ là một bảo tàng rắn phong phú, mà còn là một khu du lịch độc đáo, có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách trong và ngoài nước.
Nhìn từ góc độ văn hóa, làng nghề, nghề thủ công là những di sản văn hóa cần được bảo tồn, phát huy giá trị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có kinh tế du lịch. Từ nguyên liệu cho đến các công đoạn sáng tạo, làm nên sản phẩm hoặc quan niệm về tín ngưỡng, nhân sinh thể hiện qua sản phẩm cùng các nghi thức tôn vinh tổ nghề đều thể hiện bản sắc văn hóa của cộng đồng cư dân làng nghề, có thể trở thành sản phẩm du lịch độc đáo.
Từ ngày 1/1/2025, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam, đồng thời là thành phố trực thuộc Trung ương có tính chất “đô thị di sản” đầu tiên của cả nước. Với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, Huế đã sẵn sàng vươn mình trở thành một đô thị xanh, hiện đại, đáng sống, đồng thời giữ vững bản sắc văn hóa, đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển chung của đất nước.
Mức sinh thấp, chênh lệch giới tính, chênh lệch tỷ lệ sinh giữa các vùng miền và già hóa dân số đang nổi lên là những thách thức lớn đối với bức tranh dân số Việt Nam. Khi tỷ lệ sinh giảm, số lượng người trẻ trong độ tuổi lao động cũng giảm theo, trong khi số người cao tuổi lại tăng nhanh khiến giai đoạn “dân số vàng” kết thúc sớm, việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trở nên khó khăn hơn. Đây chính là bài toán phức tạp mà Việt Nam cần nhanh chóng tìm ra lời giải để đảm bảo một tương lai bền vững và thịnh vượng cho các thế hệ mai sau.
Với chủ đề "Hội tụ tinh hoa văn hóa ngàn năm - Vươn mình trong kỷ nguyên giàu mạnh, thịnh vượng", chuỗi sự kiện “Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024” tại Brazil và Saudi Arabia đã diễn ra thành công tốt đẹp, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hoá Việt Nam đến bạn bè quốc tế.
Trong các giai đoạn lịch sử của dân tộc Việt Nam, tình cảm gắn bó máu thịt giữa quân đội và nhân dân đã trở thành một biểu tượng thiêng liêng, là cội nguồn sức mạnh để dân tộc ta vượt qua muôn vàn thử thách, giành được nhiều thắng lợi. Đặc biệt, trong suốt hành trình đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc, mối quan hệ quân - dân không chỉ dừng lại ở tình cảm mà còn được hun đúc thành một giá trị văn hóa, tinh thần cao đẹp, in sâu trong từng trang sử vàng của dân tộc.
Công nghiệp Quốc phòng góp phần nâng cao tiềm lực, sức mạnh quốc phòng của đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội hiện đại, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.
Đông Nam Bộ, một khu vực được coi là động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, đóng góp hơn 1/3 GDP và hơn 44% nguồn thu ngân sách của cả nước. Đây là nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của cả nước trong suốt những năm qua. Tuy nhiên, để duy trì và thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, khu vực này cần phải thực hiện những chuyển biến lớn, đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. Mọi chiến lược phát triển trong khu vực này cần phải lấy con người làm trung tâm, nhằm đạt được mục tiêu cao nhất là nâng cao đời sống của nhân dân và thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.
Khu vực Đông Nam Bộ, trái tim kinh tế của Việt Nam, đang thực hiện một cuộc chuyển mình mạnh mẽ, không chỉ trong công nghiệp hóa mà còn trong việc áp dụng các mô hình tăng trưởng sáng tạo và bền vững. Với chiến lược tập trung vào công nghệ cao, nông nghiệp thông minh và chuyển đổi số, khu vực này không chỉ nâng cao năng lực sản xuất mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện, khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng quốc gia trong kỷ nguyên mới.