Triển lãm về Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô: Vun đắp lòng yêu nước, tinh thần dân tộc

Ngày 25/8, tại Di tích địa điểm Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô thuộc khu phố Tàu Ô, thị trấn Tân Khai, huyện Hớn Quản, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước tổ chức triển lãm hình ảnh Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô.

Chú thích ảnh
Người dân, chiến sĩ tham quan triển lãm. Ảnh: TTXVN phát

Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô (28/8/1972 – 28/8/2022), Triển lãm diễn ra trong 2 ngày 25 và 26/8. Khu vực trưng bày có hơn 160 hình ảnh và tài liệu. Các hình ảnh, tài liệu được trưng bày theo từng nhóm nội dung và sắp xếp thành trình tự diễn biến và kết quả của Chiến dịch Nguyễn Huệ lịch sử; những thành tựu kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện Hớn Quản và tỉnh Bình Phước...

Trong Chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972 trên chiến trường Đông Nam bộ, Bộ Chỉ huy Miền sử dụng ba sư đoàn bộ binh (Sư đoàn 5, Sư đoàn 7 và Sư đoàn 9) và lực lượng vũ trang Bình Phước tham gia. Sư đoàn 7 và lực lượng vũ trang Bình Phước được giao nhiệm vụ chốt chặn Tàu Ô (nay thuộc thị trấn Tân Khai, huyện Hớn Quản) kết hợp đánh vận động, sau đó chuyển sang chiến đấu phòng ngự khu vực đã chia cách địch trên Đường 13. Nhiệm vụ đề ra là tấn công, ngăn chặn địch trên Đường 13 dài gần 20 km (đoạn từ phía Nam Bình Long đến phía Bắc Chơn Thành), trọng điểm là khu vực Tàu Ô để quân ta giải phóng Lộc Ninh và tiến công thị xã An Lộc. Từ đó thực hiện phương châm chỉ đạo chiến dịch "chốt cứng, chặn đứng" kết hợp giữ vững trận địa dài ngày, ngăn không cho địch dùng xe tăng, xe cơ giới vượt qua chốt chặn Tàu Ô, lấy thế trận bao vây, chia cắt, chặn bộ binh, cơ giới địch lên tăng viện và không cho địch tháo chạy về Sài Gòn… Cụm chốt chặn chiến dịch trên đường 13 (Tàu Ô) có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972.

Chú thích ảnh
Người dân, chiến sĩ tham quan triển lãm. Ảnh: TTXVN phát

Triển lãm hình ảnh, tài liệu Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô là hoạt động mang nhiều ý nghĩa, góp phần vun đắp lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, yêu quê hương Hớn Quản nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung trong các tầng lớp nhân dân. Thông qua triển lãm giúp cho các thế hệ nhân dân hiểu được tinh thần quyết tâm chiến đấu cao, anh dũng, quả cảm hy sinh, không sợ gian khổ khó khăn của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong Chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972. Triển lãm khẳng định những vị thế, tiềm năng, triển vọng của huyện Hớn Quản trong quá trình xây dựng và phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh Bình Phước.

K gửiH (TTXVN)
Giới thiệu sách 'Triển lãm Theo dấu chân Đại tướng'
Giới thiệu sách 'Triển lãm Theo dấu chân Đại tướng'

Nhân dịp kỷ niệm 111 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911-25/8/2022), giữa những ngày tháng Tám mùa thu lịch sử, Nhà xuất bản Thông tấn cho ra mắt bạn đọc cuốn sách ảnh “Triển lãm Theo dấu chân Đại tướng” của nhà giáo, nhà báo, nhà thơ Nguyễn Thị Mỹ Dung.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN