Bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết của người Khmer

Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vừa tổ chức hợp chư tôn giáo phẩm Phật giáo Nam tông Khmer ĐBSCL tại thành phố Cần Thơ. Tại buổi họp mặt cho thấy truyền thống văn hóa, đặc biệt là ngôn ngữ và chữ viết của đồng bào dân tộc Khmer luôn được bảo tồn và phát triển.

 

Hầu hết các chùa đều có phòng học và lớp dạy chữ Khmer cho chư tăng và con em đồng bào dân tộc.


Việt Nam có tổng số 54 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc Khmer có truyền thống sống tập trung tại ĐBSCL, đây là điều kiện tốt trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa của mình nhưng vì trình độ dân trí kém cộng với việc phát triển dân số ngày càng đông nên bản sắc văn hóa, đặc biệt là ngôn ngữ chữ viết có phần bị mai một.

 

Qua thực tế cho thấy, trong đồng bào dân tộc Khmer, hiện có nhiều người chỉ nghe được tiếng nói mà không đọc được chữ viết của dân tộc mình. Số người biết chữ rất ít, chủ yếu là những người từng tu học trong chùa, còn lại đa phần không biết chữ. Trước tình hình này, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa, ngôn ngữ chữ viết của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung, trong có đồng bào dân tộc Khmer. Hiện tại chữ Khmer được đưa vào dạy ở các trường phổ thông, nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Từ đó, số người biết đọc, viết tiếng dân tộc tăng lên đáng kể.

 

Đại diện lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, thành phố Cần Thơ và Phật giáo bắc tông tặng quà buổi họp mặt.

 

Hầu hết các chùa đều có phòng, lớp để đào tạo song ngữ Khmer - Việt cho các nhà sư và con em đồng bào dân tộc Khmer ở địa phương. Đặc biệt, việc xây dựng Học viện đào tạo bậc đại học đối với chư tăng tại Cần Thơ mang tầm cỡ quốc gia, dự kiến khi hoàn thành học viện sẽ đào tạo khoảng 400 tăng sinh/khóa.

 

Dâng quà đến sư thầy để thọ hưởng phước báo.

 

Đảnh lễ sư thầy xin lời giáo huấn.

 

Đại diện các nhà sư nói lời cảm sự giáo huấn của sư thầy.


Để bản sắc văn hóa truyền thống, văn hóa tín ngưỡng của Phật giáo Nam tông và đồng bào dân tộc Khmer được phát triển bền vững, GHPGVN đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm cần sớm thực hiện. Trong đó đề cao việc dạy và học đối với chư tăng và con em đồng bào dân tộc Khmer, tiến tới xây dựng hoàn thành Học viện Phật giáo Nam tông Khmer một cách sớm nhất.


Sau buổi họp mặt, các chư tôn giáo phẩm còn tổ chức nghi thức tôn vinh hai vị hòa thượng cao niên đã có nhiều thành tích trong xây dựng Giáo hội vững mạnh và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc theo truyền thống của Phật giáo Nam tông Khmer.

Bài và ảnh: Xuân Trang

Văn hóa tín ngưỡng của người Khmer Nam bộ
Văn hóa tín ngưỡng của người Khmer Nam bộ

Hiện nay, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc Khmer có tính lan tỏa, liên kết cộng đồng rất mạnh mẽ, để phát huy giá trị tinh thần của tôn giáo, của dân tộc...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN