Ngày 1/2 (tức mùng 4 Tết), tại Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo, UBND xã Duy Nhất (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) tổ chức khai mạc Lễ hội chùa Keo mùa Xuân năm 2025.
Hát Xẩm hay còn gọi là hát rong là một loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian. Tỉnh Hà Nam hội tụ những điều kiện như bến sông, bãi chợ, sân đình… để hát xẩm tồn tại. Vì thế, nghệ thuật hát Xẩm tại Hà Nam mang đặc trưng riêng là Xẩm chợ.
Ngày 12/3, tại thôn Thiện Cư (xã Thiện Hưng, huyện biên giới Bù Đốp, tỉnh Bình Phước), Ban Chỉ đạo công tác Dân tộc - Tôn giáo huyện Bù Đốp đã trao bộ cồng chiêng tặng đồng bào dân tộc thiểu số S'tiêng vùng biên.
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Ninh Mạnh Thắng vừa xuất sắc giành 2 Huy chương vàng và 1 Bằng Danh dự salon tại cuộc thi ảnh quốc tế Three Country Grand Circuit 2020, với tác phẩm "Những thiên thần Tây Nguyên".
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản chính thức ghi danh Nghề quỳ vàng bạc Kiêu Kỵ (thuộc xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngày 9/3, UBND huyện Mỹ Đức (Hà Nội) chính thức công bố về việc mở cửa trở lại phục vụ khách tham quan tại khu Di tích Thắng cảnh Hương Sơn (Chùa Hương).
Ngày 9/3, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh ra thông báo hướng dẫn thực hiện hoạt động Phật sự trong tình hình mới của dịch COVID-19.
"Áo dài là hiện thân của nữ tính, dịu dàng và sức mạnh của tính cách người phụ nữ Việt Nam và nó luôn gây ấn tượng mạnh đối với mỗi người dân Nga".
Nhân kỉ niệm 111 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2021), các đơn vị tại TP Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động chào mừng, tri ân, tôn vinh chị em phụ nữ.
Sinh ra và lớn lên ở làng Chăm Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận) – nơi có nghề dệt thổ cẩm truyền thống từ rất lâu đời, từ nhỏ bà Thuận Thị Trụ (sinh năm 1948) đã học hỏi được nghề dệt thổ cẩm từ người mẹ truyền dạy.
Dệt vải thổ cẩm là nghề truyền thống lâu đời của phụ nữ các dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc Mường nói riêng.
Những ngày này, nhiều nơi trên cả nước, từ cơ quan, công sở, trường học trên đường phố và cả trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo… đều xuất hiện hình ảnh những phụ nữ duyên dáng, thanh lịch, thướt tha trong tà áo dài. Điều này cho thấy sự hưởng ứng và lan tỏa rộng rãi của cộng đồng nhân "Tuần lễ áo dài Việt Nam" năm 2021.
Những gánh hàng hoa vẫn rực rỡ trên hè phố. Những cành lê trắng muốt vẫn nở tinh khiết trên những tuyến phố Hà Nội. Thế nhưng, khác hẳn với mọi năm, người dân Thủ đô đón Tết Nguyên tiêu, Rằm tháng Giêng Tân Sửu trong điều kiện bình thường mới với nhiều hình thức lần đầu tiên xuất hiện.
Chiều 25/2, UBND quận Ngũ Hành Sơn (thành phố Đà Nẵng) đã có văn bản thông báo về việc tạm ngừng tổ chức Lễ hội Quán Thế Âm, Ngũ Hành Sơn năm 2021 để tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến khích các chùa tổ chức khóa lễ cầu an theo hình thức trực tuyến, các tăng, ni, phật tử cần ứng dụng các hình thức online thông qua các nền tảng mạng xã hội của Giáo hội.
Tết Tân Sửu 2021, gia đình ông Điểu K’Bôi, ở xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) đã có nhà mới. Căn nhà dài truyền thống được phục dựng theo nguyên tác của cha ông người Mạ (hay còn gọi là Châu Mạ) bản xứ.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành văn bản số 430/UBND-KGVX ngày 18/2 về việc không tổ chức Lễ hội Hoa Ban và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên lần thứ VII.
Mỗi dịp Tết đến Xuân về, các gia đình, các dòng họ lại sum họp nói chuyện năm cũ, bàn chuyện năm mới. Với văn hóa truyền thống tốt đẹp như vậy, càng cho thấy vai trò của dòng họ tác động lớn đến đời sống của mỗi con người Việt Nam. Vì thế, tại Hà Nội nhiều địa phương đã xây dựng, khơi gợi phát huy dòng họ an toàn trong mỗi dịp xuân mới.
Đạp xe không chỉ rèn luyện thể thao mà còn thể hiện phong cách của giới trẻ. Vì vậy, theo đuổi môn thể thao này không chỉ để khỏe mạnh, mà còn là cơ hội khoe vẻ đẹp của mình. Đạp xe vì vậy đã trở thành mốt chơi mới của người trẻ "Sài thành".
Ngày 14/2 (mùng 3 Tết), “Phố Sách xuân Tân Sửu 2021” tại Hà Nội đã chính thức khai mạc, với chủ đề “Xuân trao tri thức - Trọn Tết sum vầy”, đón người dân đến thăm quan du xuân.
Múa cổ và cuộc sống hiện đại, mới nhắc đến đã thấy có sự mong manh, dễ bị tổn thương cho loại hình nghệ thuật truyền thống, vốn là một phần của hồn cốt Thăng Long xưa.