Trên 3.000 diễn viên, người dân tập luyện ngày đêm chuẩn bị Lễ vinh danh di sản thế giới Xòe Thái

Gần 1 tháng nay, đặc biệt là những ngày này, tại Yên Bái đã trở thành một sàn tập khổng lồ với 3.000 diễn viên là nghệ sĩ, nghệ nhân, nghệ nhân và bà con dân tộc Thái...để chuẩn bị cho Lễ vinh danh di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại Xòe Thái.

Chú thích ảnh
Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xòe Thái" vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại có chủ đề “Xòe Thái – tinh hoa miền di sản”,

Chỉ còn hơn 1 ngày nữa, vào tối 24/9, chương trình “Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xòe Thái" vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Khai mạc “Lễ hội Văn hóa Du lịch Mường Lò, Khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải 2022”, với chủ đề “Xòe Thái – tinh hoa miền di sản”, sẽ diễn ra tại Sân vận động Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái ngày 24/9/2022 (trực tiếp trên VTV1 và tiếp sóng trên YTV từ 20h).

Chương trình do UBND tỉnh Yên Bái chỉ đạo thực hiện; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái tổ chức và Newday Media - công ty Truyền thông, Tổ chức sự kiện sáng tạo hàng đầu tại Việt Nam thực hiện. Tổng đạo diễn chương trình là nữ đạo diễn Lê Hải Yến, CEO Newday Media.

Tổng đạo diễn Lê Hải Yến cho biết, gần 1 tháng nay, đặc biệt là những ngày này, tại Yên Bái đã trở thành một sàn tập khổng lồ với 3.000 diễn viên là nghệ sĩ, nghệ nhân, nghệ nhân và bà con dân tộc Thái, trong đó có 500 em học sinh PTTH tại địa bàn... căng mình tập luyện bất kể ngày đêm để chuẩn bị cho Lễ vinh danh di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại Xòe Thái.

“Mặc dù lịch tập rất căng, thời tiết nắng mưa thất thường, oi bức, rất vất vả nhưng người dân không hề kêu mệt mà vô cùng háo hức, chờ đợi ngày đại lễ vinh danh Xòe Thái. Ai cũng cảm thấy vinh dự vì được đóng góp trong sự kiện trọng đại này nên tập luyện hăng say lắm. Nhiều người phải đi bộ từ rất xa, hàng chục km đến nơi tập luyện nhưng không hề quản ngại, vẫn đi tập rất đều, đúng giờ, không hề than vãn, nhiều bà con mặc dù công việc đồng áng bận rộn, nhưng không bỏ qua bất kỳ buổi tập nào, mong ngóng đến ngày khai hội, không ít em học sinh cũng thấy thấm mệt với lịch trình tập luyện căng thẳng nhưng luôn vui vẻ, hào hứng… Điều đó khiến chúng tôi vô cùng cảm động, cảm thấy nhiệt huyết của mình đã tăng đến mức không thể diễn tả được nữa. Với tinh thần của người dân như thế này, chắc chắn chúng tôi sẽ cùng nhau viết nên một thiên sử thi hoành tráng, khó quên với vở đại vũ kịch dân gian Tây Bắc cho Lễ đón nhận Bằng vinh danh di sản thế giới cho Xòe Thái. Tôi kỳ vọng, Lễ đón nhận cũng có thể trở thành một di sản…”, Tổng đạo diễn Lê Hải Yến phấn chấn chia sẻ.

Chú thích ảnh
Tổng đạo diễn Lê Hải Yến chỉ đạo các buổi tập luyện.

Cũng vì để chương trình có thể được thực hiện tốt nhất, cả tuần nay liên tục diễn ra các buổi sơ duyệt tại SVĐ Nghĩa Lộ. Tổng đạo diễn Lê Hải Yến cho biết, mỗi buổi sơ duyệt đều được tiến hành giống như một buổi tổng duyệt và trình diễn thực sự.

Có 4 địa điểm tập luyện là Trường THPT Nguyễn Trãi, SVĐ Nghĩa Lộ, nhà thi đấu Nghĩa Lộ cũ và mới. Không khí luyện tập ở nơi nào cũng hết sức nhộn nhịp, các buổi tập luyện kín mít từ sáng cho đến tận chiều muộn. Sau đó, các diễn viên lại tới SVĐ Nghĩa Lộ để ráp sân khấu, sơ duyệt.

Do thời tiết trên địa bàn không thuận lợi, mưa nắng thất thường, đặc biệt vào chiều tối, vì vậy gây ảnh hưởng không nhỏ đến các buổi chạy chương trình trên sân khấu Sân vận động Nghĩa Lộ. Nhưng điều đó cũng không làm ảnh hưởng đến tinh thần và tấm lòng với di sản của người dân và ê kíp thực hiện. Những hình ảnh hùng tráng, nhiều cảm xúc cũng đã dần hiện ra rõ ràng trong các buổi ghép sân khấu, khiến người dân háo hức. Một đại ngàn thu nhỏ trên SVĐ Nghĩa Lộ với nhiều lớp lang văn hoá như một pho sử thi của người Thái (Việt Nam) đã dần hiện diện những lát cắt độc đáo, đặc sắc trên sân khấu chắc chắn sẽ đáp ứng sự kỳ vọng của người dân, du khách trong và ngoài nước.

Để có được thành quả này, êkip sản xuất đến từ công ty Newday đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu, đi đến tận cùng của di sản. Nói theo cách của đạo diễn Lê Hải Yến là “Với chương trình “Xoè Thái – Tinh hoa miền di sản”, ê kíp chúng tôi quả thực cùng đồng lòng cháy hết mình ví như kiểu kiếm củi ba năm để có một phút huy hoàng”.

Được biết, chương trình sẽ gồm ba chương như một vở đại vũ kịch hoành tráng kể về lịch sử và những nét đặc trưng trong văn hoá Thái, chủ sở hữu của Xòe Thái- di sản phi vật thể nhân loại. Cuối cùng, sẽ kết thúc bằng một vòng đại Xoè đáng mong chờ với 2.022 người.

Tổng đạo diễn Lê Hải Yến chia sẻ, với sự đi tận cùng của di sản này, hy vọng khán giả xem chương trình sẽ hiểu rõ hơn vì sao Xòe Thái lại xứng đáng trở thành di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.

Chương trình nghệ thuật “Xòe Thái – tinh hoa miền di sản” sẽ như một một thiên sử thi đặc sắc, với liên tiếp những đại cảnh công phu, lộng lẫy và hoành tráng, là sự kết hợp hài hòa giữa bản đại vũ kịch dân gian Tây Bắc và bản giao hưởng của đất trời. Lần đầu tiên chương trình sẽ diễn ra trên toàn bộ sân vận động, chứ không gói gọn trên một sân khấu thông thường và sẽ là một cuộc trình diễn xuyên suốt, không có điểm dừng, nhằm cuốn khán giả theo một mạch chuyện chảy trôi không ngừng như dòng Nậm Thia- biểu tượng của sân khấu đêm nghệ thuật. Đó là lý do vì sao chương trình liên tục có những buổi sơ duyệt để đảm bảo được rất nhiều yếu tố khó, táo bạo khi phải thay đổi kết cấu sân vận động.

Cũng theo đạo diễn Lê Hải Yến từng tiết lộ, chương trình dùng phần lớn diễn viên là chính bà con, là những nghệ nhân, người dân Thái, người dân Tây Bắc… để kể câu chuyện về cộng đồng của họ, từ cội nguồn nào, từ thực tế đời sống ra sao, từ tình yêu nào, để hình thành nên nghệ thuật xòe Thái – một thứ nghệ thuật thăng hoa từ cuộc sống của họ. Và qua đó thấy được sự sống động của di sản trong chính cái nôi nó hình thành. Để người dân tộc Thái tự hào về nguồn cội, về di sản bao đời nay của cha ông nay đã đại diện cho di sản nhân loại. Vì thế, đến 90% nội dung diễn xướng trong chương trình sẽ được thể hiện bằng tiếng dân tộc Thái và dùng phụ đề tiếng Việt.

Háo hức, mong ngóng và tập luyện đầy trách nhiệm, đó là cách các diễn viên, người dân thể hiện tình cảm của mình đối với di sản Xoè Thái, biểu tượng của tinh thần đoàn kết dân tộc, di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. Không chỉ có 3.000 diễn viên, người dân miệt mài tập luyện, trên sàn tập khổng lồ tại Yên Bái còn huy động hàng nghìn tình nguyện viên, kỹ thuật viên, nhân viên… gấp rút chuẩn bị cho công tác tổ chức.

Những hình ảnh tập luyện chuẩn bị cho chương trình:

Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh

 

PV
Nghệ thuật Xòe Thái - biểu tượng văn hóa gắn kết cộng đồng
Nghệ thuật Xòe Thái - biểu tượng văn hóa gắn kết cộng đồng

Xòe Thái là một loại hình sinh hoạt văn hóa đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Thái ở khu vực Tây Bắc nước ta. Từ bao đời nay, Xòe Thái gắn bó mật thiết với phong tục, tập quán, nghi lễ, lễ hội cũng như đời sống văn hóa, văn nghệ của người dân. Ngày nay, Xòe Thái trở thành sợi dây kết nối cộng đồng và là "tài nguyên" đặc hữu để các địa phương phát triển du lịch.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN